Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

ĐỨC MARIA NỮ TỲ CỦA CHÚA

 

ĐỨC MARIA NỮ TỲ CỦA CHÚA

Trong bức tường trang trí dưới tượng đài Đức Mẹ ỏ GX Thanh Xuân có 4 bức phù điêu vè ĐỨC M Ẹ :Truyền Tin, Mangificat ,Cana và Đức Mẹ dưới chân thập giá.Nếu còn không gian có lẽ người ta phải thêm bức Đức Mẹ giữa các tông đố đón nhận Chúa Thánh Thần và Đúc Mẹ lên trời cho đủ ý nghĩa 


ĐHY Martini trong suy niệm về Truyền tin ngài kêu gọi chúng ta lặng yên mà chiêm ngắm cung kính.Như Môse thấy lửa cháy từ bụi gai có sự hiện diện của TC. Có lẽ chính nơi cung lòng của ĐM, có TC đầy quyền năng cao cả ngự

 “Lạy Mẹ Maria xin hãy nói với chúng con, bởi vì chúng con không biết làm thế nào để nói về Mẹ, xin Mẹ hãy nói cho chúng con về Mẹ. Chúng con cảm thấy rằng mầu nhiệm Truyền Tin liên hệ đến mầu nhiệm Thập giá và sự len trời cả hồn cả xác của Mẹ. Xin làm cho chúng con hiểu mầu nhiệm tình yêu này và cho chúng con cũng thưa xin vâng với ý muốn của Chúa Cha, Đấng phát sinh tất cả, trong Ngài mọi sự xảy ra và trở về với Ngài

Một Ý Thức Ba Tầng

1/ “Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.” (Lc 1,38) 

Những lời này diễn tả một ý thức về mối liên hệ ai xem mình là tôi tớ có nghĩa là xác định mình là một trong những mối liên hệ với một người khác. 

a/Thoạt nhìn, điều này làm xuất hiện một vấn đề bởi vì nó  dường như đề nghị một mối liên hệ chủ-nô. Trong thực tế, Hy lạp được dùng ở đây có nghĩa là nô lệ. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ về bối cảnh Kinh thánh mà từ đó bản văn được phát sinh, chúng ta sẽ hiểu từ này chỉ một điều đầy âu yếm dịu dàng và sâu xa.

b/Lời của Đức Maria liên hệ với điều chúng ta đọc trong sách ngôn sứ Isaia: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng” (Is 42,1). 

+Đức Maria và người Do thái được nuôi dưỡng bởi việc đọc sách ngôn sứ Isaia, và câu trên đã vang lên trong lời thưa của Mẹ. Có một sự hòa hợp với dòng đầu tiên: “Đây là người tôi trung, Ta quý mến hết lòng” và câu loan báo của thiên sứ: “Bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30). 

+Đức Maria định nghĩa mình trong mối liên hệ với Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa đã quyết định đi vào một mối liên hệ tuyển chọn, hài lòng và nâng đỡ Mẹ. 

 

+Một âm vang rất đẹp nữa là: “Ta cho thần khí Ta ngự trên Người” (Is 42,1) và lời thiên sứ nói với Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35).

 

Vì thế, trong lời thưa của Mẹ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,” Đức Maria hiểu về bản thân trong khung cảnh của ân sủng và sứ vụ trong đó hình ảnh người Tôi Trung của Giavê được thiết định. Ở đây Mẹ nhận thức là: người Tôi Trung được Thiên Chúa yêu thương, được tiền định sẽ được đầy tràn Thần Khí.

Nhận thức này không chỉ về cá nhân, nhưng còn là về toàn thể dân tộc nữa. Đức Maria nói nhân danh dân tộc của Mẹ. Và chúng ta tìm thấy điều này trong Isaia:

+ “Nhưng phần ngươi, hỡi Israel, tôi tớ của Ta, hỡi Giacóp, kẻ Ta tuyển chọn, dòng dõi Ápraham, bạn của Ta, Ta đã nắm chặt lấy ngươi, đưa người về từ tận cùng cõi đất, kêu gọi ngươi từ những miền xa thẳm. Ta đã nói với người: “Ngươi là tôi tớ Ta, Ta đã chọn ngươi, Ta đâu ruồng bỏ. Đừng sợ hãi: có Ta ở với người. Đừng nhớn nhác: Ta là Thiên Chúa của ngươi. Ta cho ngươi vững mạnh, Ta lại còn trợ giúp với tay hữu toàn thắng của Ta.” (Is 41,8-10).

 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.” (Lc 1,28-30)

Đức Maria cảm nghiệm nhận thức của Mẹ nối kết với nhận thức của cả dân tộc, nhận thức mình được yêu thương, được tuyển chọn, và được nâng đỡ bởi Thiên Chúa.

Trong Isaia cũng có đoạn văn khác diễn tả về ý thức của dân tộc Israel:

ĐỨC CHÚA phán với kẻ Người đã xức dầu, với vua Kyrô - Ta đã cầm lấy tay phải nó, để bắt các dân tộc suy phục nó Ta tước khi giới của các vua, mở toang các cửa thành trước mặt nó, khiến các cổng không còn đóng kín cửa. Đức Chúa phán thế này: Chính Ta….không biết Ta” (Is 43,3.1.4)

,

Trong tâm hồn của Đức Maria có sự dâng hiến cho Chúa những gì là của Mẹ và cả những gì của dân tộc Đức Maria là linh hồn, là tiếng nói và là sự diễn gọi của cả dân tộc Israel. Vì thế Mẹ trả lời Thiên Chúa với tư cách cá nhân, và với tư cách là trinh nữ Israel,  Cuối cùng phía sau ý thức của dân tộc Isarel, là có, của cả nhân loại: 

“Người phán thế này: “Ta là ĐỨC CHÚA, TA ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta, T. 5 nắm tay người, đã gìn giữ người và đặt làm giao ước với dân. làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.” (Is 42,6-7). 

“Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó shiến thân chịu chết  đã mang lấy  nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân

 chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân, nhưng thực ra nó mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những  kẻ tội lỗi” (Is 53,11-12). 

Đức Maria sống bằng các mạc khải Kinh thánh, những mac khải được ứng nghiệm nơi Mẹ qua lời của thiên sứ. trong ba tầng ý thức: ý thức của cá nhân Mẹ, của dân tộc Israel và trách nhiệm đối với nhân loại. 

1/Ở đây chúng ta có thể dừng lại và tự hỏi: - Tôi quan niệm thế nào về cuộc sống của tôi? Tôi có ý thức về mối liên hệ phụ thuộc này, mối liên hệ thay đổi sự chọn lựa của con người? Trong thực tế, chọn lựa con người hoặc là phụ thuộc vào Thiên Chúa, hoặc là không phụ thuộc, không phụng sự và không vâng phục Thiên Chúa. Trong trường hợp sau, cuộc sống bị biến dạng, và giả mạo bởi sự hư hỏng của tâm hồn, tinh thần và xã hội. 

2/Tôi có ý thức mình thuộc về một dân tộc ? Trước hết, đối với dân tộc của Đức Maria và Chúa Giêsu, chúng ta không thể tách căn tính của chúng ta ra khỏi căn tính của dân Do thái. Vì mọi Kitô hữu đều có nguồn gốc từ Abraham (trong kinh nguyện Thánh Thể I, chúng ta đọc “Abraham cha chúng ta”) có một mối dây với dân tộc được tuyển chọn, dân tộc của Đức Maria và Chúa Giêsu. Giáo hội đổi mới sự hiểu biết về bản thân nhờ suy tư về mối liên hệ với dân tộc này. Dĩ nhiên, những mối dây này được đánh dấu bởi các sự kiện lịch sử đáng buồn và các cuộc khủng hoảng, nhưng chúng phải là đối tượng cho sự chú ý, tỉnh thức và cảm tình của chúng ta. 

3/Cuối cùng tôi có  ý thức truyền giáo.

 mọi hoạt động của Giáo hội là truyền giảo hội loan báo ơn cứu độ cho mọi dân tộc, .

 

Khi lãnh BT Rửa tội là ta đã nói tiếng xin vâng.Khi lãnh các tác vụ hay lón lên trong việc dấn thân nhu trong việc khấn dòng ta tiếp tục nói tiếng  xin vâng.

 

Xin Mẹ dạy con biết đón nhận lời mời gọi của Chúa trong niềm vui và phó thác, bình an và hạnh phúc khi tậ n sâu thảm nơi con tim, ý chí va hành động, hiệp hành với Con Mẹ là Chúa Giê su.Amen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét