Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

HỌC TẬP CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM VÀ LICHJ SỬ TRUYỀN GIÁO



HỌC TẬP CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM và LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO
NIÊN ĐẠI
XÃ HỘI VIỆT NAM
TRUYỀN GIÁO
THÁNH TỬ ĐẠO (xin tham khảo 12 vị tử đạo Bổn mạng các giáo khu ở gx Chính Tâm)
1533
Khâm Định Việt Sử quyển 33,6B :
Linh mục Inhaxio lén vào làng Ninh Cừơng,Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng
Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy giảng đạo Giatô ( nay thuộc địa phận Bùi Chu)
1533-1615
*Đại Việt ở miền Bắc
Đông Đô nhà Mạc ở Thăng Long,Hà Nội
Tây Đô nhà Lê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa,
Người Việt đã thâu tóm đến Bình Trị Thiên (Châu Ô và Châu Lý), Quảng Nam, Bình Định, Qui nhơn đến núi Thạch Bi,Phú Yên (ranh giới)
*Chiêm thành ở miền Trung (Qui nhơn trở vào Nam)
* Thủy Chân Lạp ở miền Nam
*Từ Macao, Trung Quốc, cha dòng Phan xi cô truyền giáo cho Đại Việt
*Từ Manila theo lời mời của Mạc mậu Hợp dòng Phan xi cô Truyền giáo cho Thăng Long.Dòng Đaminh lại đến Chân lạp
*Từ Malacca, Malasia dòng Đaminh truyền giáo cho Chân lạp và Chiêm thành và người Việt ở Quảng Nam
Tóm lại 80 năm truyền giáo ban đâu Hầu hết chỉ tới VN  thời gian ngắn, bị trục xuất chỉ mới thăm dò, thử nghiệm.
Nhân vật :
Công Chúa Mai Hoa công chúa con vua Lê anh Tông trở lại Công giáo22/5/1591
Người Công giáo đầu tiên là Đỗ hưng Viễn, người Thanh Hóa




1615-1664
50 năm truyền giáo của Dòng Tên
1614 chiếu chỉ Daifusanna cấm đạo ở nước Nhật
Thừa sai Buzomi 26 năm truyền giáo tại miền Nam chết năm1640
Cha Đắc Lộ từ miền Bắc đến thay năm    năm 1640-1645 thì bị trục xuất vĩnh viễn

Cuối thế kỷ 16, Trịnh Tùng tái chiếm Thăng Long đuổi nhà Mạc lên Cao Bằng, điều hành mọi việc, vua Lê chỉ là hư vị.
Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa mở thêm Phú Yên.Nhà Nguyễn mở thêm Diên Khánh vào Chân lạp, Biên Hòa…Từ 1627  không nộp thuế cho Trịnh nữa bắt đầu Nam Bắc phân tranh lấy sông Danh làm ranh giới, đánh nhau 7 lần chết hàng vạn người không bên nào thắng
A Tại miền Nam (sông Danh làm ranh giới)
Các Thừa sai dòng Tên chủ trương thích ứng văn hóa, học tiếng địa phương làm từ điển…Từ 1614 chiếu chỉ Daifusanna cấm đạo ở nước Nhật nên các thừa sai từ Nhật 1615 cha Buzomi và các bạn đến Hội An truyền giáo cho người Việt năm 1616 Hội An đã có 300 tín hữu,Qủang nam 275 tín hữu
1625 rửa tội cho bà Maria Minh đức Vương thái phi
Năm 1629 tín hữu đến 15.000 người.
10 năm sau tất cả các nhà thừa sai đều bị trục xuất tín hữu đã đến 40. 000.
Từ 1640-1664,với kinh nghiệm miền Bắc cha Đắc Lộ đến thay cha Buzomi qua đời (1640), 4 đợt truyền giáo rửa tội hàng ngàn người và lập hội thầy giảng hoạt động cho cả hai miền Nam Bắc. Tuy thế bắt đầu các cuộc bách hại của vua quan .Đặc biệt 7/1644 thầy Anrê Phú Yên bị bắt tại nhà cha Đắc Lộ và trở thành người chứng thứ nhất.Năm sau 1645, 700 gd tại Qui nhơn phải ra trình diện và 6 người đại diện bị đánh đòn,2 thầy giảng bị trảm quyết và 7 thầy bị chặt 1 ngón tay, cha Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn (3/7/1645).Năm sau tại Quảng Bình, 2gd bị giết và có lệnh đốt sách đạo và ảnh tượng.Tuy vậy gd miền Nam năm 1664 đã lên 50.000
B/Truyền giáo tại miền Bắc (1626-1663)
Cha Đắc Lộ và Marquez từ miền Nam về Ma   cao rồi đến cửa Bạng ,Thanh Hóa ngày 19/3/1627 liền chọn thánh Giuse làm bổn mạng xứ Bắc
Họ đạo An vực 200 tín hữu nhiều người trở lại công chúa, sư sãi mỗi năm đến tới hàng ngàn.
Sáng kiến của cha Đắc lộ làm ca vè lễ Giáng Sinh, ba ngày Tết kính Chúa Ba ngôi thay cây nêu bằng cây thánh giá soạn ngắm 15 sự thương khó và đúc kết  giáo lý trong cuốn “Bài giảng tám ngày”.Lập hội thầy giảng 1630.
Vị tử đạo đầu tiên anh Phan xi cô bị giết vì “chôn xác kẻ chết” (De Rhodes,)
Nghệ an 600 tín hữu 
Hai năm sau 1632 tại Kẻ Chợ,tức Hà nội,3 thầy giảng rửa tội trên 3000 người và lập 20 họ đạo,3 cha đã soạn được bộ từ điển Việt-Bồ-La
20 năm sau vào năm 1650,toàn xứ Bắc đã có 350.000gd và 414 nhà thờ và mỗi năm rửa tội khoảng 6 000-7000 tân tòng
Đàng Trong
Bị chống đối do các ongsai (Ông Sãi ?)

Tử đạo đầu tiên ở   Anrê Phú Yên








































Đàng ngoài

Lập hội thầy giảng 1630.
Vị tử đạo đầu tiên anh Phan xi cô bị giết vì “chôn xác kẻ chết” (Theo Cha Đắc Lộ,)

9/9/1659 Tòa thánh lập Địa  Phận Dàng Trong và Đàng Ngoài đoản Sắc Super Cathedram

Đức Cha Pallu Đàng Ngoài Vua Lê –Chúa Trịnh+Vân Nam..
Đức Cha Lambert de LamotteCHúa Nguyễn+Chân lạp+Xiêm
1668 Đức Cha Lambert truyền chức  4 linh mục tiên khới của HT VN.Đàng trong Giuse Trang và Luca Bền.Đàng ngoài Ben HIền và Gioan Huệ
1671 Đức Cha Lambert đến Phan rí 1/9 rồi Phan Rang, Quảng Ngãi…



1748
 Đức Cha Bennatat đến Bình Thuận
100 tín hữu tại Ô xâng (Kim Ngọc)
1745 Phanxicô F Tế và Mat L Đậu
1802-1820 Gia Long thống nhất Việt Nam


Gia Long 1802-1820 Quốc hiệu là Việt Nam.Trước khi thống nhất vua giao tế với Pháp và tây phương để có võ khí chiến tranh.Mang ơn các Gíam Mục  nên không bách hại.Tại Miền Nam Tả quân Lê văn Duyệt kính trọng đạo Công giáo nên họ được an toàn giữ đạo.
Gia Long Sai Lê quang Định làm chánh sứ sang Tầu cầu phong.Năm 1811-1812 Nguyễn văn Thành biên soạn và 1815 ban hành bộ Hoàng Việt  luật lệ   dựa chính trên Đại Thanh luật lệ và Luật Hồng Đức nhà Lê.Về cuôi đời vua giết hại các công thần Nguyễn văn Thành và Đặng Trần Thường




Khoảng1800 Gia Long đến Bình thuận với Đức Cha Bá đa Lộc đi ngang Kim Ngọc.
Cộng đoàn Kim Ngọc và Tầm Hưng .Tại Kim Ngọc liên tục có các linh mục coi sóc  từ 1800 đến nay
Thời Gia Long không ai bị bách hại nhưng 1804 sau khi được Vua Tàu sai sứ phong vương GL tỏ ra ghét người công giáo
1820-1840
Minh Mạng
Minh Mạng 1820-1840
Sùng bái Hán học, siêng năng, cai trị tập quyền,mở mang bờ cõi đến tận Cao miên,nghi kỵ Tây Phương bức hại công thần của cha như con Lê văn Duyệt, Lê văn khôi
Cấm đạo khá gay gắt
 Tả quân Lê văn Duyệt,người nhiều lần can ngăn vua không được bắt các linh mục Tây phương.Năm 1825 ,Minh Mạng hạ lệnh tập trung các giáo sĩ về Huế để ngăn cản truyền giáo.Sau khi Lê văn Duyệt qua đời 1832 Minh Mạnh chính thức ra chiếu chỉ cấm đạo nghiêm nhặt 6/1/1833 buộc tất cả mọi người bỏ tà đạo, ép bước qua cây thập giá và phá hủy nhà thờ,khám tàu bè 1836 bắt được giáo sĩ Tây Phương thì chém, ai dung túng cùng một án.1839 thưởng tiền cho ai bẳt được giáo sĩ công giáo….
400 000 giáo dân điêu đứng vì các săsc chỉ cấm đạo của Minh Mạng
Có khoảng 100 gdân, 15 thầy giảng, 20 LM bản xứ và 9 LM thừa sai nước ngoài bị MM xử tử trong đó 58 vị được tôn vinh hiển thánh
Trịnh hoài Đức (1765-1825) tổ tiên gốc Phúc Kiến, công thần của Gia Long, làm  thượng thư bộ Hộ và bộ Lại . làm Chánh sứ sang Tàu . Thời Minh Mạng 1820 làm Lại bộ thượng thư (sắp xếp quan lại) ảnh hưởng nhiều đến các vua nhà Nguyễn đặc biệt là Minh Mạng đối với việc tôn sùng Nho học và thành kiến với Tây Phương và công giáo
1/*1763 sinh Giuse Hoàng lương Cảnh (k1)
Sống tại Thổ Hà, dòng Ba Đa minh, lương y, trùm họ, tử đạo 5/9/1838 xử trảm gp Bắc Ninh 2/*Antôn Nguyễn tiến Đích (k3)1769 Chi Long Nam Định tử đạo12/8/1838 tại Bảy Mẫu
3/Ðaminh Vũ Ðình Tước(k10), sinh năm 1775 tại Trung Lao, Bùi Chu, Linh mục dòng Ða Minh, chết ngày 02/04/1839 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 02/04.
 4/*Augustinô Phan Viết Huy,(K8) là binh sĩ, ông sinh 1795 tại Hạ Linh, Bùi Chu, Nam Ðịnh; chết 13 tháng 6, 1839, tại Thừa Thiên. Sau khi bị bắt, ngài bị xử tử cùng với thánh Nicôla Thể. Ngài được phong chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988. Mừng kính ngày 13 tháng 6.
5/ *Martinô Trần ngọc Thọ,(k4)1787 Kẻ Báng,Nam Định,giáo dân,bị xử trảm 8/11/1840 thời Minh Mạng.

1840-1847
Thiệu Trị
Thiệu Trị 1840-1847
Hiền lành,ít tham vọng, sai Trương minh GIảng rút quâ  n khỏi Trấn tây thành về An Giang và bỏ Quảng Biên và Khai Biên (nay thuộc Campuchia) cấm đạo khi Pháp đánh vào Đà nẵng 1847

Phêrô Hoàng Khanh, Sinh năm 1780 tại Hoa Duệ, Nghệ An, Linh mục, bị xử trảm ngày 12/07/1842 tại Hà Tĩnh dưới đời vua Thiệu Trị. Ngày 02/05/1909, Đức Piô X suy tôn cha Phêrô Khanh lên bậc chân phước. Ngày 19/06/1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 12/07.
 *Matthêu Lê văn Gẫm 1813,Gò Công,Biên Hòa.Giáo dân, thương gia lấy vợ Đất Đỏ,Bà Rịa. bị bắt khi đi đón Đức Cha Lefevre  Bị Xử trảm 11/5/1847 thời Thiệu trị
1847-1884
Tự Đức
Tự Đức 1847-1884 
Là vị vua siêng năng hiếu với mẹ có tài văn chương nhưng vẫm cổ hủ như cac tiên vương sùng bái nho học lỗi thời và giết hai công giáo.
Đời vua có 7 chiếu chỉ cấm đạo.Khi vừa lên ngồi 1848  đã nhận địnhcông giáo “móc mắt người chết để làm thứ thuốc mê hoặc dân chúng” ra lệnh “chặt làm đôi và ném xuống sông tất cả các đạo trưởng(1851)…lý lịch công giáo thì cấm đi thi (1855 )và cấm giữ các chức vụ trong làng, ai đang làm quan thì phải nhận bỏ đạo, nếu không sẽ trị tội…khắc chữ tả đạo vào má người có đạo (1857) đàn bà không bỏ đạo thì bắt về làm tôi tớ các quan.
Năm 1859 sau khi Pháp đánh vào Đà Nẵng. thì cấm không cho người có đạo đi khỏi làng.Năm 1861 ra lệnh phân tháp phá hết các giáo xứ làng mạc công giáo .Nếu bắt được người công giáo thì phân mỗi người một nơi đem lẫn vào làng người lương .Chỉ Pháp chiếm ba tỉnh Gia Đinh, Biên hòa và Định tường phải ký hòa ước Nhâm Tuất 5/6/1862 mới tuyên bố trả tự do và tài sản cho người công giáo.
(Theo HÀNH TRÌNH ÂN PHÚC, Đào trung HIệu, Chân lý 2013)
Bách hại ở Bình Thuận tại Tầm Hưng và Kim Ngọc thời Tự Đức
Linh mục tử đạo Phêrô Cát ở Bình Thuận 1858.
Phêrô Trương Quới giáo dân Kim Ngọc bị chém với 11 phụ nữ tại Phan Rí,
Nữ tu Anna Soạn
Nữ tu Maria Trí tử đạo ở Phan Rí 1862

Nhân vật Nguyễn trường Tộ

1855 Hội Thánh Việt Nam có 426.000 gd .Đàng Trong 86.000 Tây Đàng Ngoài 140.000 ,Đồng và Trung Đàng Ngoài 200.000
*Anrê Nguyễn kim Thông
Sinh 1790 Gò Thị, trùm họ, lý trưởng
Tôn sùng Đức Mẹ,giúp đỡ linh mục nhân ái
Phát lưu ,chết tại Vĩnh long 15/7/1855
*Laurenxô Nguyễn văn Hưởng, Linh Mục ,1802-1856,Kẻ sãi,Hà nội.Tử đạo27/4/1856 gần Ninh Bình.Giảng đạo nhiều nơi.Bị bắt, giam tù, xử trảm
*Phan xi cô Nguyễn văn Trung 1825, Phan Xã ,Quảng Trị, giáo dân, cai đội, bị Xử trảm 6/10/1858
*Phaolô Trần Văn Hạnh, sinh năm 1827 tại Tân Triều, Biên Hòa, là giáo dân, bị xử trảm ngày 28/05/1859 dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02/05/1909. Ngày 19/06/1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 28/05.
 Thánh TĐ Pet Đa (1862) cuối cùng



Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT 28 TN B



BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT 28 TN B

Anh chị em thân mến,
Ngày 20/1/1961 TT Hoa Kỳ John Kennedy đọc diễn văn trong lễ nhậm chức TT đã kêu gọi mọi người Hoa kỳ đặc biệt các người trẻ hãy đi khắp thế giới đem ánh sáng văn minh và tình thương cho thế giới .Hàng triệu thanh niên HK đã lên đường đi khắp thế giới tới cả nnhững vùng rừng sâu nước độc
Trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country). Ông cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để cùng chiến đấu chống lại điều ông gọi là "những kẻ thù chung của nhân loại... độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh".
Tin mừng hôm nay có vẻ là một thất bại.Cuối cùng chàng thanh niên bỏ đi vì anh ta giàu. Chúng ta thử tìm hiểu thứ nhất TC yêu thương chọn gọi chúng ta.TIếng gọi này hết sức mãnh liệt .Nhưng những cản trở trên bước đường cũng không nhỏ nhưn gười thanh niên hôm nay
Tiên tri Giêrêmia đã viết TC phán ; “Từ trong dạ mẹ Ta đã  hiến thánh ngươi…Ta đã yêu người khi thành thai trong lòng mẹ…Ta đã sai ngươi đi như tiên tri cho mọi dân tộc…”
Thánh Âu tinh đã suy tư về ơn gọi mãnh liệt nơi chúng ta “Lạy Chúa Chúa đã dựng nên con cho Chúa và con khắc khoải mãi cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”.
Nơi chàng thanh niên tự thẳm sâu anh ta vẫn muốn có sự sống đời đời làm gia nghiệp…
Sách GLCG  đã trả lời câu hỏi con người sống ở đời này để làm gì /Thưa con người sống đi tìm hạnh phúc và hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa.
Người thanh niên này đã có lương tri và sống theo lương tri hiếu thảo, tôn trọng mạng sống,gia đình hôn nhân của cải và danh dự của người khác :”những điều ấy tôi đã giữ từ thuở nhỏ’.
Anh đã tích lũy của cải từ gia đình hay tay mình làm ra là phần quan trọng của cuộc sống anh không thể bán đi cho đi như thói thường tục ngữ VN “đồng tiền liền khúc ruột”.
Sở hữu nhiều của cải làm anh mù quáng.Anh đánh mất bài học khôn ngoan của tiền nhân là cha ông anh trong sách Khô ngoan khi anh đến nghe vào ngày Sabat

“ tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan đến cùng tôi. Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Ðem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, vì mọi thứ vàng đem so sánh với nó thì kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó thì kể như đất bùn.”

Tham của cải giữ của cải cho mình không dám chia sẻ . Cậy dựa vào của cải để làm điều bất nhân còn nguy hiểm hơn.Cậy dựa vào của cải để khinh bỉ người khác..

Người cậy dựa vào của cải thì khó vào nước TC biết bao…Con lạc đà chui vào lõ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước TC.

Tục ngữ cho chúng ta một cung cách ứng xứ “tiền bạc là đầy tớ tốt nhưng làm một ông chủ tồi”.
Sự khôn ngoan đích thực là trở về với Lời Chúa.Không chỉ mang lại cho ta đời sống vĩnh cửu mà lời còn là khí cụ giúp ta biện phân tốt xấu, thịnh suy, thật giả

Anh em thân mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà chúng ta phải trả lẽ.

Cuối cùng chúng ta hãy trở về mối phúc thật cẳn bản đầu tiên “Phúc cho người có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”.
Thánh Phan xi cô Átxi đã chọn chị Nghèo.ĐTC Phanxicô đã chọn cụ thể trong triều đại giáo hoàng là ăn nghèo ở nghèo và sống với người nghèo .
Hãy thực hành điều này trong đời sống cá nhân gia đình và xã hội. Hãy biết sống niềm vui chia sẻ  bác ái….
Đó cũng là niềm vui đích thực của người môn đệ Chúa.

Lạy mẹ Maria mẹ đã sống nghèo vui với người nghèo, già nua tuổi tác cũng như người hôn phu hôn thê thiếu rượu…Xin mẹ đến dạy chúng con biết lên đường với mẹ rời bỏ những phù phiếm cuộc sống để sống thật với con người của mình.Đem niềm vui và sự thật đến cho nhân loại để họ biết cọn Chúa và anh em mỗi ngày và suốt đời.Amen


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

TƯỚI MAI MÙA NẮNG 2




TƯỚI MAI MÙA NẮNG 2
Tùy theo năm,mùa mưa kết thúc sớm hay muộn nhưng trễ cũng hết tháng 10 dl.Lúc này cây mai đã có nụ sẵn sàng trổ bông nếu rụng lá hay khô hạn,một số đã trổ lai rai nếu sung hay tùy theo giống.Nếu từ sau hết mưa việc tướic không chu đáo thì bất thình lình trời mưa mai sẽ trổ nhiều 10-60/100 số nụ trên cây gây ít hoa cho tết .
thường cơn mưa vào ngày nhà giáo 20/11 hay sớm muộn một ít làm nhà vườn mai chới với.Từ ngày 20/11 trở lại ngày dứt mưa gần một tháng trời nên mưa to là mai trổ,các cây sung trổ cả nách lá không cần rụng lá.
Nếu bạn chống trổ hay khắc phục dược cơn mưa 20/11 (tạm gọi như thế) là bạn bắt đầu thành công trong việc điều khiển việc nở cho mai.
Sau dứt mùa mưa bạn nên tuói đẫm ban sáng từ 4-6 giờ sáng thì ngày đó có mưa đột xuất cây mai no nước cũng ít bị ảnh hưởng.
* Chống rụng lá.Rụng lá nhiều sẽ trổ theo nách lá nên biện háp chống rụng lá cũng quan trọng
- lá già vàng thì xịt urê nửa phần ngàn vào buổi chiếu liên tiếp ba ngày để lá xanh trở lại.Tưới nước cá+ Super lân vào gốc lượng vừa phải để lá luôn xanh.
- xịt thuốc trừ nấm, và trừ nhện đỏ vừa phải để giữ bộ lá.
-Đắp gốc bằng cây lục bình hay xơ dừa vừa phải để giữ ẩm suốt mùa nắng.
Chúc các bạn có cây mai xanh khỏe cho dịp Tết

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

GIÁO XỨ LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA THEO GƯƠNG ĐỨC MẸ MARIA


GIÁO XỨ LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA THEO GƯƠNG ĐỨC MẸ MARIA
1/Tin Mừng
“Ai nghe và thực hành Lời Chúa thì có phúc hơn”.
Thánh GH Gioan Phaolo II đã chú thích khi nói lời này CG không hạ thấp mẹ mình nhưng lại tô vinh mẹ Maria vì chính Mẹ là người đã lăng nghe Lời TC hơn tất cả(TH Mẹ Đấng Cứu Chuộc)
17. Mẹ Maria là vị Trinh Nữ chuyên chú lắng nghe, vị lấy đức tin lãnh nhận lời Chúa, một đức tin ở nơi Mẹ là cửa ngõ và là đường lối dẫn đến chức làm mẹ thần linh, như Thánh Âu Quốc Tinh nhận định: “Đức Maria nhờ tin tưởng đã cưu mang Người là Đấng Mẹ tin tưởng hạ sinh” (45). Thật vậy, khi Mẹ lãnh nhận từ vị thiên thần câu trả lời cho tâm trạng bối rối của Mẹ, “tràn đầy đức tin, và thụ thai Chúa Kitô trong tâm trí của mình trước khi thụ thai Người trong long Mẹ, Mẹ đã thưa: ‘Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi những gì ngài nói cùng tôi” (Lk 1:38)” (46). Đối với Mẹ, chính đức tin là nguyên nhân diễm phúc và niềm tin tưởng ở việc làm trọn những gì Ngài hứa: “Phúc thay cho em là người đã tin rằng những gì Chúa hứa với em sẽ được nên trọn” (Lk 1:45). Cũng thế, chính đức tin là những gì nhờ đó Mẹ đã đóng một phần vai trò trong việc Nhập Thể và là chứng nhân độc nhất về việc Nhập Thể này, khi nghĩ lại về các biến cố của thời thơ ấu Chúa Kitô, đã suy nghĩ trong long mình các biến cố này (cf. Lk 2:19,51). Giáo Hội cũng tác hành như thế, nhất là trong phụng vụ, khi Giáo Hội tin tưởng lắng nghe, chấp nhận, công bố và tôn kính lời Chúa, phân phát lời này cho tín hữu như bánh sự sống (47) và trong ánh sáng của lời ấy xem xét những dấu chỉ thời đại, dẫn giải và sống những biến cố của lịch sử.(Mariae Cultus,17)
1 Lắng nghe từ vào đời : Truyền tin :nhận ra sứ mạng .thái độ dấn thân Lc 1,
Giêrêmia, Isaia nhận ra sứ vụ rất sớm trong lòng mẹ nhưng ý thức khi đã trưởng thành.Đức Mẹ nói tiếng xin vâng khi đã trưởng thành lấy chồng lấy vợ.
Thắc mắc-tìm hiểu-chấp nhận
Này tôi là nữ tỳ
2 Lắng nghe trong những cảnh huống khó khăn thử thách Mẹ suy đi nghĩ lại trong lòng
Lc2,41-51
3 Lắng nghe giữa những khủng hoảng tột cùng Dưới chân thập giá
Ga 19
285. Trên thánh giá, khi đang chịu đựng nơi thân thể mình cuộc hội ngộ đầy kịch tính giữa tội của thế gian và lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức Giêsu có thể cảm nhận được sự hiện diện đầy an ủi của Mẹ và các bạn của Ngài dưới chân thánh giá. Vào giờ phút quyết định ấy, trước khi hoàn tất công trình mà Cha đã giao phó cho Ngài, Đức Giêsu nói với Đức Maria: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi ngài nói với người bạn dấu yêu của Ngài: “Đây là mẹ của anh” (Ga 19:26-27). Những lời này của Đức Giêsu trong cơn hấp hối chủ yếu không phải là để bày tỏ lòng tôn sùng và quan tâm đối với Mẹ của Ngài; đúng hơn, đó là một công thức của mặc khải để tỏ lộ mầu nhiệm của một sứ mạng cứu rỗi đặc biệt. Đức Giêsu trối lại cho chúng ta Mẹ của Ngài. Chỉ sau khi làm xong việc này, Đức Giêsu biết rằng “bây giờ mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:28). Dưới chân thập giá, vào giờ phút tột đỉnh này của cuộc tạo dựng mới, Đức Kitô đưa chúng ta đến với Đức Maria. Ngài đưa chúng ta đến với Mẹ vì Ngài không muốn chúng ta đi trên đường đời mà không có một người mẹ, và dân của chúng ta đọc được nơi hình ảnh từ mẫu này tất cả các mầu nhiệm của Tin Mừng. Đức Kitô không muốn rời Hội Thánh mà không để lại biểu tượng này của tình mẫu tử. Là người đã đem Đức Giêsu vào thế gian với một đức tin tuyệt vời, Mẹ Maria cũng đồng hành với “những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Ðức Giêsu” (Kh 12:17). Mối liên kết mật thiết giữa Đức Maria, Hội Thánh và từng tín hữu, dựa trên sự kiện mỗi người sinh ra Đức Kitô theo cách riêng của mình, đã được Chân Phước Isaac stella diễn tả thật tuyệt vời: “Trong Sách Thánh được linh hứng, những gì được nói về người trinh nữ làm mẹ theo một nghĩa phổ quát là Hội Thánh, đều được hiểu theo một nghĩa đặc thù là Trinh Nữ Maria... Tương tự, mỗi Kitô hữu cũng được gọi là hiền thê của Lời Thiên Chúa, là mẹ của Đức Kitô, là con gái và em gái của Ngài, vừa đồng trinh vừa đông con cái... Đức Kitô đã ở chín tháng trong nhà tạm cung lòng của Đức Maria. Ngài ở trong nhà tạm đức tin của Hội Thánh cho tới ngày tận thế. Ngài sẽ ở mãi mãi trong sự hiểu biết và tình yêu của mỗi linh hồn tín hữu”.[212]
4/Cùng lắng nghe và thực hành với Hội thánh. Hiện diẹn với Họi thánh.
-      Hiện diện giữa đời thường với gia đìnhTiệc cưới Cana
-      Hiện diện với HT trong việc loan báo tin mừng

286. Đức Maria đã có thể biến cái chuồng bò lừa thành một mái ấm cho hài nhi Giêsu, với những mảnh tã nghèo nàn và một tình yêu thương chan chứa. Mẹ là nữ tỳ của Cha để ca hát tán tụng Cha. Mẹ là người bạn luôn luôn quan tâm để cuộc đời chúng ta không thiếu rượu. Mẹ là người phụ nữ có trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu và đồng cảm với những nỗi đau của chúng ta. Là mẹ của mọi người, Mẹ là dấu hiệu hi vọng cho các dân tộc đang quặn đau để sinh ra công lý. Mẹ là người truyền giáo đến gần chúng ta và đồng hành với chúng ta suốt dòng đời, dùng tình mẫu tử để mở lòng chúng ta ra đón nhận đức tin. Là người mẹ thực sự, mẹ đi bên cạnh chúng ta, chia sẻ các phấn đấu của chúng ta và hằng bao bọc chúng ta bằng tình thương của Thiên Chúa. Bằng nhiều tước hiệu khác nhau, thường gắn liền với các đền đài của Mẹ, Mẹ Maria chia sẻ lịch sử của mỗi dân tộc đã đón nhận Tin Mừng và trở thành một phần của căn tính lịch sử của dân tộc ấy. Nhiều cha mẹ Kitô hữu xin cho con cái họ được rửa tội tại một đền Đức Mẹ, để biểu lộ niềm tin của họ vào tình từ mẫu của Mẹ, tình từ mẫu sinh ra các con cái mới cho Thiên Chúa. Tại nhiều đền thờ Đức Mẹ, chúng ta có thể thấy Mẹ Maria tập họp đông đảo các con cái Mẹ, những người con hết sức cố gắng hành hương đến đó để được nhìn thấy Đức Mẹ và được Đức Mẹ nhìn thấy mình. Tại đây họ tìm được sức mạnh Thiên Chúa ban để chịu đựng những vất vả mệt nhọc và những đau khổ trong cuộc sống. Như Mẹ an ủi Thánh Juan Diego, Mẹ cũng ban cho họ niềm an ủi và tình thương từ mẫu, và thì thầm vào tai họ: “Con đừng lo lắng... Không phải Mẹ của con đang ở đây sao?”[213]
5/Nghe Lời chúa trong thánh lễ nghe lời Chúa riêng tư tại gia đìnhm tại nhóm như đọc kinh gia đình trong tháng Mân côi
6.Niềm vui .kiên trì Lắng nghe và thực hành lời chúa trong cuộc lữ hành
287. Chúng ta xin Mẹ của Tin Mừng sống chuyển cầu để lời mời gọi này cho một giai đoạn mới của việc loan báo Tin Mừng được toàn thể cộng đồng Hội Thánh đón nhận. Đức Maria là người phụ nữ đầy đức tin, sống và tiến bước trong đức tin,[214] và “cuộc lữ hành đức tin phi thường của Mẹ biểu thị một điểm qui chiếu cho Hội Thánh”.[215] Đức Maria để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong hành trình đức tin hướng tới sứ mạng phục vụ và sinh hoa kết quả. Ngày nay chúng ta hướng về Mẹ và xin Mẹ giúp chúng ta loan báo sứ điệp cứu độ cho mọi người và giúp những người mới trở thành môn đệ đến lượt họ cũng trở thành những người loan báo Tin Mừng.[216] Trên con đường loan báo Tin Mừng này, chúng ta sẽ gặp những lúc khô khan, tăm tối và cả mệt mỏi. Bản thân Đức Maria đã từng trải nghiệm những thử thách này trong những năm tuổi thơ của Đức Giêsu tại Nadarét: “Đây là khởi đầu của Tin Mừng, tin mừng hân hoan. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy nơi khởi đầu ấy một sự nặng nề đặc biệt của trái tim, gắn liền với một thứ đêm tối đức tin—những từ được Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng—một thứ ‘màn che’ mà qua đó chúng ta phải đến gần Đấng Vô Hình và sống trong sự thân mật với mầu nhiệm. Và đây chính là cách mà Đức Maria trong suốt nhiều năm đã sống trong sự thân mật với mầu nhiệm Con của ngài, và tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin của ngài”.[217]
6/Tham gia sứ vụ loan báo tin mừng. Đức Maria lên đường mẫu gường cho Nhà loan báo tin mừng
288. Công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội Thánh có một phong cách “Maria”. Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, chúng ta một lần nữa tin vào bản chất cách mạng của tình thương và sự dịu dàng. Nơi Mẹ ta thấy rằng lòng khiêm nhường và dịu dàng không phải là nhân đức của kẻ những kẻ yếu đuối, nhưng của những người mạnh không cư xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình là quan trọng. Chiêm ngắm Đức Maria, chúng ta nhận ra rằng ngài là người từng ca ngợi Thiên Chúa vì “đã hạ bệ những kẻ quyền thế” và “đuổi người giàu có trở về tay trắng” (Lc 1:52-53) cũng là người đem đến một hơi ấm gia đình cho cuộc theo đuổi công lý của chúng ta. Ngài cũng là người cẩn thận “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Đức Maria có khả năng nhận ra những dấu vết của Thần Khí Thiên Chúa trong những sự kiện lớn cũng như nhỏ. Mẹ liên lỷ chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa trong thế giới chúng ta, trong lịch sử nhân loại và trong đời sống thường ngày của chúng ta. Mẹ là người phụ nữ cầu nguyện và lao động ở Nadarét, và cũng là Đức Bà Phù Giúp, rời làng mình một cách “vội vã” (Lc 1:39) để đi phục vụ người khác. Sự giao thoa này giữa công bằng và nhân hậu, giữa chiêm niệm và lo cho người khác, là cái làm cho cộng đồng Hội Thánh nhìn lên Đức Mẹ như là mẫu gương cho việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ để Hội Thánh có thể trở thành một mái ấm cho nhiều dân tộc, một người mẹ cho mọi dân tộc, và mở đường để một thế giới mới có thể được sinh ra. Chính Đức Kitô phục sinh đã nói với chúng ta với một quyền năn làm chúng ta tràn trề tin tưởng và hi vọng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21:5). Với Đức Mẹ, chúng ta tin tưởng tiến bước về sự hoàn thành lời hứa này, và chúng ta cầu nguyện với Mẹ:


GIÁO XỨ LÀ CỘNG ĐÔÀN TRUYỀN GIÁO THEO GƯƠNG ĐỨC MẸ



 GIÁO XỨ LÀ CỘNG ĐÔÀN TRUYỀN GIÁO
THEO GƯƠNG ĐỨC MẸ
1/Lệnh truyền giáo :cả 4 tin mừng đều nói đến sứ vụ truyền giáo Td Mt 28/16-20.
2/Lệnh này đã được HT vâng phục thi hành từ 2000 năm nay
1/ THời các tông đồ. 300 bách hại tin mừng đã lan khắp Đế quốc La mã
Sau chiếu chỉ Milan 313 .GH là quốc giáo cả Âu châu trở thành CG .Việc rửa tội hàng loạt các giáo xứ nhà thờ xây dựng.Các giáo sĩ quyền thế .Cha xứ là chủ tịch xã. GM là chủ tịch tình vvv….
Các Vua chúa tìm cách ảnh hưởng phong chức người phe mình.Có lúc can thiệp bắt bớ ác Giáo sĩ không theo họ
GH bị sa đọa vào tièn và quyền, lo giữ đạo hơn là truyền giáo.Mỗi cha lo cho giáo xứ mình, địa phận mình
c/Các Dòng tu ở Trung Cổ.Với phương châm làm việc và cầu nguyện các đan sĩ tạo lập các tu viện , phát triển nghề nghiệp lập các thôn ấp. chiêu mộ người ngoài học đạo vào đạo. Các tu sĩ lo việc truyền giáo.Thí dụ hai anh em thánh Methodic và Cyrille truyền giáo tại Nga và vùng Slave…
Sau khi Magellan tìm ra châu Mỹ, cũng với phong trào đi tìm đất mới các dòng tu đi truyền giáo theo các cuộc chinh phục .
Các Tu sĩ các dòng quyết liệt cho công cuộc truyền giáo td tại việt nam như chúng ta đã trình bày  trong giờ học về các thánh tử đạo VN
·        THực trạng truyền giáo :ĐTC Gioan Phaolo trong tông huấn đã nói ; ….tin mừng đã được truyền đến khắp nơi trên thế giới nhưng dừng như mới bắt đầu
Truyền giáo theo phong cách Đức Mẹ
-      trong Thông điệp “Evangelii Nuntiandi” (“Tin Mừng cần phải loan báo”) của Đức Thánh Cha Phaolô VI, nơi mà lần đầu tiên trong những tài liệu Giáo hoàng, tên Mẹ Maria được đi kèm theo với tước hiệu “Ngôi Sao loan báo Tin Mừng”: “Vào buổi sáng ngày Lễ Ngũ Tuần, Mẹ Maria đã chủ toạ trong buổi cầu kinh để bắt đầu nỗ lực loan báo Tin Mừng, dưới tác động của Thánh Thần. Ước gì Mẹ là Ngôi Sao của nỗ lực loan báo Tin Mừng, vốn luôn được làm cho mới mẻ, mà Giáo Hội, vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa của mình, cần phải động viên cổ vũ và phải hoàn tất, nhất là trong thời buổi khó khăn nhưng cũng tràn đầy hy vọng này!”
từ đó các Đức Giáo hoàng không ngừng đào sâu việc truyền giáo theo gương Đức Mẹ
ĐTC Gioan Phaolo II với khẩu hiệu từ ấu thơ Totus tuus Tất cả của cn là của Mẹ tất cả của mẹ là của con
ĐTC Phan xi cô cuối TH Niềm vui tin mừng đã kết luận
Ngôi Sao của cuộc tân phúc âm hoá
287. Chúng ta xin Mẹ của Tin Mừng sống chuyển cầu để lời mời gọi này cho một giai đoạn mới của việc loan báo Tin Mừng được toàn thể cộng đồng Hội Thánh đón nhận. Đức Maria là người phụ nữ đầy đức tin, sống và tiến bước trong đức tin,[214] và “cuộc lữ hành đức tin phi thường của Mẹ biểu thị một điểm qui chiếu cho Hội Thánh”.[215] Đức Maria để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong hành trình đức tin hướng tới sứ mạng phục vụ và sinh hoa kết quả. Ngày nay chúng ta hướng về Mẹ và xin Mẹ giúp chúng ta loan báo sứ điệp cứu độ cho mọi người và giúp những người mới trở thành môn đệ đến lượt họ cũng trở thành những người loan báo Tin Mừng.[216] Trên con đường loan báo Tin Mừng này, chúng ta sẽ gặp những lúc khô khan, tăm tối và cả mệt mỏi. Bản thân Đức Maria đã từng trải nghiệm những thử thách này trong những năm tuổi thơ của Đức Giêsu tại Nadarét: “Đây là khởi đầu của Tin Mừng, tin mừng hân hoan. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy nơi khởi đầu ấy một sự nặng nề đặc biệt của trái tim, gắn liền với một thứ đêm tối đức tin—những từ được Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng—một thứ ‘màn che’ mà qua đó chúng ta phải đến gần Đấng Vô Hình và sống trong sự thân mật với mầu nhiệm. Và đây chính là cách mà Đức Maria trong suốt nhiều năm đã sống trong sự thân mật với mầu nhiệm Con của ngài, và tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin của ngài”.[217]
288. Công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội Thánh có một phong cách “Maria”. Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, chúng ta một lần nữa tin vào bản chất cách mạng của tình thương và sự dịu dàng. Nơi Mẹ ta thấy rằng lòng khiêm nhường và dịu dàng không phải là nhân đức của kẻ những kẻ yếu đuối, nhưng của những người mạnh không cư xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình là quan trọng. Chiêm ngắm Đức Maria, chúng ta nhận ra rằng ngài là người từng ca ngợi Thiên Chúa vì “đã hạ bệ những kẻ quyền thế” và “đuổi người giàu có trở về tay trắng” (Lc 1:52-53) cũng là người đem đến một hơi ấm gia đình cho cuộc theo đuổi công lý của chúng ta. Ngài cũng là người cẩn thận “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Đức Maria có khả năng nhận ra những dấu vết của Thần Khí Thiên Chúa trong những sự kiện lớn cũng như nhỏ. Mẹ liên lỷ chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa trong thế giới chúng ta, trong lịch sử nhân loại và trong đời sống thường ngày của chúng ta. Mẹ là người phụ nữ cầu nguyện và lao động ở Nadarét, và cũng là Đức Bà Phù Giúp, rời làng mình một cách “vội vã” (Lc 1:39) để đi phục vụ người khác. Sự giao thoa này giữa công bằng và nhân hậu, giữa chiêm niệm và lo cho người khác, là cái làm cho cộng đồng Hội Thánh nhìn lên Đức Mẹ như là mẫu gương cho việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ để Hội Thánh có thể trở thành một mái ấm cho nhiều dân tộc, một người mẹ cho mọi dân tộc, và mở đường để một thế giới mới có thể được sinh ra. Chính Đức Kitô phục sinh đã nói với chúng ta với một quyền năn làm chúng ta tràn trề tin tưởng và hi vọng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21:5). Với Đức Mẹ, chúng ta tin tưởng tiến bước về sự hoàn thành lời hứa này, và chúng ta cầu nguyện với Mẹ:
Maria, Trinh Nữ, Mẹ dấu yêu
bởi tác động của Chúa Thánh Thần, 
Mẹ đã đón nhận Lời Sự Sống 
tự thẳm sâu đức tin khiêm cung của Mẹ: 
Như Mẹ đã tự hiến hoàn toàn cho Đấng Hằng Hữu, 
xin giúp chúng con cũng biết thưa “vâng” 
trước tiếng gọi ngày càng cấp bách, 
đi rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu.
Đầy tràn sự hiện diện của Đức Kitô trong lòng, 
Mẹ đem niềm vui đến cho Gioan Tẩy Giả, 
khiến thánh nhân trong lòng mẹ mình nhảy mừng. 
Rộn ràng niềm vui sướng hân hoan, 
Mẹ ca hát những kỳ công của Chúa. 
Đứng dưới chân thập giá với lòng tin kiên vững, 
Mẹ vui sướng nhận niềm an ủi phục sinh, 
và cùng các môn đệ ngóng đợi Thánh Thần đến, 
để Hội Thánh truyền giáo được khai sinh.
Nay xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con 
được một nhiệt huyết mới bắt nguồn từ phục sinh, 
để chúng con đem cho mọi người 
Tin Mừng của sự sống chiến thắng tử thần. 
Xin cho chúng con niềm can đảm thánh thiện 
biết tìm ra những lối đi mới 
để quà tặng của cái đẹp không phai 
có thể đến được với mọi người.
Ôi Trinh Nữ hằng lắng nghe và chiêm ngắm, 
Mẹ tình yêu, Cô Dâu của tiệc cưới vĩnh cửu, 
xin cầu cho Hội Thánh mà Mẹ là biểu tượng tinh tuyền, 
để Hội Thánh không bao giờ đóng kín 
hay đánh mất niềm say mê thiết lập Nước Chúa.
Ôi Ngôi Sao của cuộc tân phúc âm hoá, 
xin giúp chúng con trở thành những chứng nhân rạng rỡ 
cho tình hiệp thông và phục vụ, 
cho đức tin nồng cháy và quảng đại, 
cho công lý và tình thương đối với người nghèo, 
để niềm vui của Tin Mừng chạm đến tận cùng trái đất, 
soi sáng cả những bờ rìa thế giới.
Lạy Mẹ của Tin Mừng sống động, 
suối hạnh phúc cho những người hèn mọn của Thiên Chúa, 
xin cầu cho chúng con. 
Amen. Allêluia!

Hôm nay chúng ta HDMV mở rộng tham dự ngày khai mạc và học hỏi Đức Mẹ về việc giáo xứ phải là một cộng đàn truền giáo,trog thời gian vắn vỏi này xin Đức Mẹ soi sáng cho chúng con như các tông đồ xưa mạnh mẽ lên đường truyền giáo, can đảm hiền dịu khôn ngoan để đem tin vui đến mọi tạp vẩt đặc biệt cho con người thời nay khởi đầu bằng gia đình và giáo xứ mình .Amen