BÀI GIẢNG LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA 1/1/2022
I /Mẹ Thiên Chúa
Mỗi lần đọc Kinh Kính Mừng, ta xưng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời”. Tước hiệu này tức khắc trở thành lời tuyên xưng căn bản nhất về Đức Mẹ trong đức tin Công Giáo của ta, và cũng là lời tuyên xưng thân thiết nhất trong lòng sùng kính Công Giáo.
Thực vậy, nếu Đức Mẹ không phải là Mẹ Thiên Chúa, chắc chắn không một tước hiệu nào khác của Ngài có ý nghĩa chi hết; và vì Người là Mẹ Thiên Chúa, nên tước hiệu nào ta dành cho Ngài, người cao trọng nhất trong mọi loài thụ tạo, đều không sánh được với tước hiệu Mater Dei này.
Mừng Kính Trọng Thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Sau Công Đồng Vatican II, khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lấy ngày 1 tháng Giêng hàng năm làm ngày lễ trọng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ngài trình bầy các lý do của việc thay đổi đáng kể này. Ta biết trong nhiều thế kỷ, ngày 1 tháng Giêng từng là ngày lễ Chúa Giêsu chịu cắt bì, như Phúc Âm Thánh Luca tường thuật. “Và cuối ngày thứ tám, lúc cắt bì, Người được đặt tên là Giêsu, tên thiên thần vốn tặng cho Người trước khi Người được tượng thai trong lòng mẹ” (Lc 2:21). Một lý do khiến ngày 1 tháng Giêng trở thành ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là: theo nguồn gốc, Giáo Hội vốn cử hành Tuần Bát Nhật Giáng Sinh vào ngày này, và chỉ sau đó nó mới biến thành lễ Chúa Giêsu chịu Cắt Bì. Sau đây là lời giải thích của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI về việc thay đổi tước hiệu ngày lễ mồng 1 tháng Giêng.
Trong việc sửa đổi, sắp xếp lại mùa Giáng Sinh, ta nên đồng tâm hướng về ngày lễ trọng vừa được tái lập mừng kính Mẹ Thiên Chúa. Lễ này được đưa vào ngày đầu hết của tháng Giêng trong lịch phụng vụ của thành Rôma. Mục đích việc cử hành này là để tôn kính vai trò của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu chuộc và đồng thời ca khen địa vị có một không hai của “Mẹ Thánh… qua Ngài chúng ta nhận được ơn phúc Tác Giả sự sống”. Lễ trọng này cũng cho ta cơ hội tuyệt vời để đổi mới lòng thờ kính cần phải bầy tỏ với Hoàng Tử Hòa Bình vừa mới sinh ra, khi một lần nữa, ta lại được nghe tin mừng hân hoan lớn lao và đầy cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Nữ Vương Hoà Bình, để được ơn bình an vô giá. Vì những xem sét ấy và vì sự kiện tuần bát nhật Giáng Sinh trùng với một ngày đầy hy vọng, tức Ngày Đầu Năm, Ta đã chỉ định ngày này làm ngày Hòa Bình Thế Giới (Phaolô VI, Marialis Cultus, tháng 2 năm 1974, số 5).
Như thế, Ngày Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thực ra là ba lễ Đức Mẹ dồn một:
1/Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa,
2/Lễ Đức Mẹ là mẹ ơn thánh Chúa, và
3/Lễ Đức Mẹ là Nữ Vương Bình An.
Mấy lời giải thích về mỗi vai trò trên sẽ giúp ta hiểu rõ ý nghĩa chức Làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Mẹ.
+Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta dâng lên Đức Mẹ là lời tôn kính, ca ngợi và vinh danh Đức. Mọi dấu chỉ tôn kính khác đều phụ thuộc vào tước hiệu này: dù là tạo vật của Thiên Chúa, , Ngài đã trở nên Mẹ Đấng Hóa Công.
+Mẹ Đầy Ơn Thánh Chúa. Ta đã quá quen đề cập đến việc Đức Mẹ là Mẹ ơn thánh Chúa đến độ không còn hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của nó nữa. Thực ra điều ấy có nghĩa gì? Nó muốn nói: Trừ Đức Mẹ ra, ta chẳng đáng tiếp nhận Chúa Kitô. Ngài là Tác Giả sự sống thiêng liêng của ta, nói cách khác, là Nguồn mọi ơn thánh mà nếu không có nó, không một ai trong chúng ta có thể hy vọng được lên thiên đàng. có nghĩa là: Đức Maria sinh dưỡng Chúa Giê su ,Đấng vốn là Tác Giả mọi ơn thánh, qua việc thụ thai và hạ sinh Người, mà còn theo nghĩa thiêng liêng qua việc chăm sóc Người lúc còn sống trên thế gian, và cách chăm sóc Giáo Hội của CG.
+Nữ Vương Bình An. Sáng Ngày Giáng Sinh, các thiên thần hát rằng: “Sáng danh Chúa Cả trên trời, và bình an dưới thế cho người lòng ngay” (Lc 2:14). Phần các mục tử, họ kể lại cho Đức Mẹ các điều họ nghe các thiên thần nói, và nhờ thế, Đức Mẹ hiểu rõ Con mình chính là Đấng được tên gọi Giêsu, tức Hoàng Tử Hoà Bình.
Tại sao lại là Hoàng Tử Hòa Bình? Vì trong tư cách Cứu Chúa của nhân loại tội lỗi, Người đã lập lại nền hòa bình giữa Thiên Chúa bị xúc phạm và loài người phạm thượng. Vì, ngay về phương diện tự nhiên, con người cũng đã thù nghịch lẫn nhau vì tính vị kỷ của mình, nên nhờ ơn thánh của Chúa Kitô, họ đã vượt trên lòng vị kỷ kia mà sống bình an với nhau.
Nhưng nếu Chúa Kitô là Hoàng Tử, nghĩa là Nguồn Suối của bình an, thì Đức Maria, Mẹ của Người, là Nữ Vương Bình An? Sao lại như thế được? Vì Ngài đã ban cho ta Đấng mà nếu không có Người, ta sẽ không có bình an: (a) giữa Thiên Chúa và con người nhờ ơn tha tội; (b) trong chính con người vì ý chí họ nay đã được kết hợp với ý Chúa; và (c) giữa con người với nhau, vì họ thực hành được đức công bằng và bác ái vô vị lợi.
Sau cổng vào TTTM
Tà Pao có câu “Nữ Vương ban sự bằng an-cầu cho chúng con”
Đó cũng là điều Giacaria, thân phụ Gioan Tẩy Giả, đã tiên đoán vào ngày con ông
sinh ra Con Đức Maria sẽ “dẫn ta bước vào nẻo bình an” (Lc 1:79).
II/Hôm nay cũng là ngày quốc tế cầu nguyện cho hòa bình.
Trong sứ điệp ngày quốc tế hòa bình ĐTC Phan xi cô nhấn mạnh
ba điểm
1/Đối thoại hòa bình.
Thay vì chỉ trích, chạy đua võ trang, mọi phe phái phải đối
thọa ivoai với nhau tìm giải pháp hòa bình.GH đã làm trung gian hòa gỉai Mỹ và
Cuba .GH đã đứng ra hòa giải để Liên Xô kéo vũ khí nguyên tử ra khỏi Cu ba năm
1962
2/Giáo dục hòa bình.Suy nghĩ hòa bình, lời nói hòa bình,
giáo dục hòa bình
3/Việc làm hòa bình ,xây dựng các cơ sở hòa bình
III Hôm nay là Ngày Dầu Năm
Ngày Tết chúng ta chúc nhau bình an.Nhưng bình an không đến
từ lời Chúc.
“ Chúa phán cùng Môsê rằng: "Hãy nói với
Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với
chúng thế này: 'Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan
thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng
yên cho con'. Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc
lành cho chúng".
Các ngươi hãy chúc
lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: 'Xin Chúa chúc lành cho
con, và gìn giữ con.
Cầu chúc
Tôi suy nghĩ vài năm nay không nói chúc anh may mắn mà nói cầu chúc anh may mắn
Cho nên Năm mới xin ưu tiên cho Lời cầu nguyện
Xin Mẹ Maria Nữ
Vương Hòa Bình, Nữ Vương Đây Ơn chuyển cầu cho chúng con an bình Năm Mới, VƯợt
qua đại dịch. Và nghe lời ĐTC cùng mọi người cầu nguyện cho hòa bình, suy nghĩ
hòa bình nói lời hòa bình yêu thương. Dạy dỗ hòa bình và yêu thương. Làm việc,
thực hiện hòa bình và yêu thương mọi nơi. Amen