Một
cách hội nhập văn hoá hay làm anh em của mọi người ở một giáo xứ địa phương
tại giáo phận Phan Thiết |
BỐI CẢNH Kim Ngọc, một giáo xứ
thuộc giáo phận Phan thiết, nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Phan thiết 7
km về phía Bắc, có bề dày lịch sử 250 năm giữa cư dân bản địa đa số là lương
dân với nhiều nhà tự và dòng họ có tuổi từ 150 đến 300 năm. Địa bạ triều
Nguyễn cho biết cách nay chưa tới 200 năm, Kim ngọc xã có 5 thôn Kinh và 3
thôn Chàm nhưng không thấy dấu tích gì của người Chàm, cả địa danh Ô-xâng,
nơi có các tín hữu đầu tiên mà Đức Cha Bennetat nói đến (1748) và cha Giuse
Bổn xác nhận ( đầu thế kỷ 20 ) cũng không biết nay là chỗ nào ! Hiện nay cả
vùng Phú long (Hàm thắng, Hàm nhơn ) có 5 ngôi Chùa , nhưng chỉ có một nơi có
sư trụ trì. Tín ngưỡng thờ ông bà là chủ yếu . 95% lấy vợ chồng đều trở lại
Công giáo nhưng vẫn có một số rất ít trường hợp gặp khó khăn người Công giáo
bỏ đạo theo người lương ! Tuy nhiên sau khi trở lại Công giáo, không phải ai
ai cũng hội nhập tốt vào đời sống mới, có thể không khỏi những mặc cảm bõ ông
bỏ bà lấy vợ đạo….hay những lí do khác.Giáo xứ Kim Ngọc-- chỉ có 2,000 giáo
dân giữa khoảng 25,000 lương dân-- có mức biến động dân số đáng kể. Từ 1975
đến nay đân số ít tăng, vì nhiều người bỏ xứ ra đi, nhưng số dân không giảm
do cuới vợ lấy chồng đa số là người lương, khoảng 150 trường hợp trong vòng
25 năm, chiếm 1/3 tổng số gia đình trong giáo xứ, chưa kể các tân tòng trước
1975. Hầu hết các gia đình đều có họ hàng với người lương , nên có mối thân
tình với lương dân. Các gia tộc chung quanh Kim ngọc thực tế đã cung cấp và
đón nhận người Kim ngọc Công Giáo làm dâu rể của mình. Nhưng một thời gian
dài, trở thành người Công giáo thì thường không cúng theo cách người lương,
trong cung cách sống không còn “gần gũi” với tổ tiên như trước nữa. Lấy nguời
Công Giáo là trở thành” ngoại tộc”, trong chiều sâu tâm lý có thể không khỏi
ray rứt. Việc nhận lại dòng họ của mình là một yêu cầu cần thiết về mặt tâm
lý, về mặt xã hội, mà còn là một bước xích gần lại là anh em, là “ chúng ta”,
làm con một nhà, con một họ, con một tộc, có lợi cho khối đoàn kết dân tộc và
việc truyền giáo. HỘI NHẬP :
HỆ QUẢ : Từ khi giáo xứ thăm hỏi và thắp nhang taị các nhà tự trong dịp Tết thì mối quan hệ thân thiện tăng thêm nhiều, ngày Tết các tộc đến chúc tuổi cha xứ và giáo xứ ; nếu giáo xứ mời, họ cũng đến tham dự nghi thức tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên của giáo xứ. Các hội đồng gia tộc dễ dàng chính thức chấp nhận cho phép lấy người Công giáo, trở lại Công giáo, thuận lợi cho việc truyền giáo và hạnh phúc cho các đôi hôn nhân Công giáo-tân tòng. Một người đang học giáo lý tân tòng nói rằng năm nay, một số bà con lương về thắp nhang cho thân nhân Công giáo cũng xin được thắp nhang trên bàn thờ Chúa. Điều trước đây chưa bao giờ có !
Nhưng người Công giáo
thờ Chúa trên hết vì Chúa là “tổ tiên của mọi tổ tiên” ! CON ĐƯỜNG CÒN DÀI : Hiện nay có một số
người đã trở thành người Công giáo, vẫn được ở nhà tự, vẫn được coi nhà tự,
vẫn thắp nhang cho ông bà vào ngày mồng một và 15. Nhưng một số trưởng chi
tộc không chấp nhận những người này treo ảnh tượng Chúa trong nhà tự. Chấp
nhận cho thờ cúng thay mình nhưng không cho treo ảnh tượng Chúa vì “trong nhà
chỉ thờ một ‘ông” thôi, không thể có hai” ông” “ nghĩa là độc tôn, thờ duy
nhất một vị, một bên. Chưa có cách giải ! Nhưng có lẽ từ từ cũng giải được !
bằng sống hiếu thảo, tốt lành, kiên trì cầu nguyện, trung tín trong đức tin,
không bỏ lễ Chúa nhật, không để bị đồng hóa, kiên quyết không đeo bùa cho con
khi ông bà lương dân ép buộc !…. Đó là kinh nghiệm một số người làm dâu dân
ngọai lâu năm . (Vietcatholic 12/12/2001, vanchuongviet.org 8/11/2009) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét