LỜI CHÚA CHÚA NHẬT
29 TN A
Ky rô Đại đế lên
ngôi (559 BC)ông đánh tan Đế quốc Babylon, đưa Dân Do thái lưu dầy về
Tuy là một nhà chinh phạt
hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất
mà ông chiếm lĩnh.[23][24] Người ta
nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở
thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và
một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ.[14] Các chính
sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi
theo.[24] Trên thực
tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên
tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những
công trạng của ông.[25] Bên ngoài
quốc gia của chính ông, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông
qua Sắc lệnh
Khôi phục của ông; vì những chính
sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được
xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái.[24][26][27]
Ngôn
sứ Isaia nhìn Cyrus không chỉ là vị Vua
trần tục mà là đấng Ki tô được xức dầu thi hành thực hiện công việc TC là tái lập
Chúa xây lại đền thờ
Đây Chúa phán cùng Cyrô, kẻ xức dầu của Chúa mà Ta đã cầm
tay hữu nó, để bắt các dân suy phục trước mặt nó, bắt các vua quay lưng lại, mở
các cửa trước mặt nó, và các cửa không được đóng lại:
Nhân vì Giacóp tôi tớ Ta, và Israel kẻ Ta kén chọn, Ta đã gọi
đích danh ngươi: Ta đã kêu gọi ngươi khi ngươi không nhận biết Ta. Ta là Chúa,
và chẳng còn chúa nào khác: ngoài Ta ra, không có Thiên Chúa nào nữa. Ta đã thắt
lưng cho ngươi khi ngươi không nhận biết Ta, để các kẻ từ đông sang tây nhận biết
rằng ngoài Ta ra không có ai khác: Ta là Chúa, và chẳng có chúa nào khác.
(Is 45,1.4-6).
Một
nhà Vua ngoại đạo mà được coi là dầng Messia Xức Dầu để tái thiết Dân Chúa là
cách giáo dục Dân Do thái của TC cách kỳ diệu.
Thật
vậy, CG trong cuộc xử án đã nói với Philato
“Nếu quyền trên không ban cho ông ông không có quyền gì trên
tôi”(Ga 19,11)
NHư
thế, quyền của chính quyền bắt nguồn thừ Thiên Chúa.Quyền của TC lớn hơn quyền
dân sự nhưng Giáo Hội cần tôn trọng quyền
Dân sự
Thật sự, quyền lực trần thế được lập nên là
để phục vụ con người. Nhìn vào lịch sử Do Thái, từ khi Abraham bỏ
quê hương để đi vào miền đất Canaan vào thế kỷ 18 trước Công nguyên, cho đến
khi 12 chi tộc xin tiên tri Samuel bầu cho dân tộc mình 1 vị vua đầu tiên, vua
Saolê (x. 1Sm 8,5; 10,18-19); tiếp theo là vua David (x. 1Sm 16,1-13) lên ngôi
năm 1010 trước Công nguyên, những vị vua ấy vẫn ở dưới lề luật, phải tuân thủ
Mười Điều Răn và bảo vệ luật lệ Chúa trao phó.
Trong khi các vua có quyền chiếm đoạt mọi phụ
nữ trong đất nước, thì nhà vua Do Thái không có quyền ấy. Khi vua David chiếm
đoạt nàng Bathsheba, giết chồng của bà để cưới bà làm vợ thì vua đã phạm tội và
đứa con sinh ra từ người phụ nữ đó phải chết (x. 2Sm 11,1–12,24). Quyền lực
trần thế được Thiên Chúa trao phó cho con người để con người tạo nên hạnh phúc,
bình an, thịnh vượng chứ không phải đàn áp và chiếm đoạt nhau (x. Tóm
lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 377-378).
“Dù không đồng ý với sự cầm quyền, đàn áp
và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối
tham vọng của họ là muốn mọi người coi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức
Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời” (Tóm
lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 379), dù Israel đang ở dưới chế độ đô
hộ của người Rôma.
Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng
đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải
trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính
biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có
Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người bởi vì Ngài dựng nên
con người, ban sự sống cho con người, dựng nên trời đất và ban tất cả cho gia
đình nhân loại để mọi người chia sẻ hạnh phúc, bình an, thịnh vượng cho nhau
(x. Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 451). Nhưng đồng thời,
quyền bính trần gian cũng được quyền đòi hỏi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu
không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công (x. Tóm lược
Học thuyết Xã hội Công giáo, số 379).
Khi những người biệt phái định gài bẫy Chúa
Giêsu, họ hỏi Người có nên nộp thuế cho Caesar không. Họ nghĩ rằng Chúa Giêsu
sẽ rất khó trả lời. Nếu trả lời là nên nộp thuế cho Caesar thì Chúa Giêsu đứng
về phía chính quyền đô hộ Rôma và chắc chắn sẽ bị dân chúng tẩy chay vì đã phản
bội dân tộc. Nếu trả lời không nên nộp thuế cho Caesar thì Chúa Giêsu lại tỏ
thái độ chống đối quyền lực đương thời và chắc chắn sẽ bị phe Hêrôđê tố cáo và
bắt giam. Nhưng Chúa Giêsu đã tìm được câu trả lời ngoài sự tưởng tượng của họ
khi Người hỏi hình và danh hiệu trên đồng bạc nộp thuế là của ai. Sau khi họ
trả lời “của Caesar”, Người nói: “Thế thì của Caesar, trả về Caesar;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
3Trách nhiệm truyền giáo .Sứ điẹp truyên giáo 2023
vạch ra
Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chỉ ra: “Chúng ta
không thể giữ cho riêng mình tình yêu mà chúng ta cử hành trong Bí tích [Thánh
Thể]. Tự bản chất của nó, tình yêu này đòi phải được thông truyền cho tất cả mọi
người. Điều thế giới cần là tình yêu Thiên Chúa, gặp gỡ Đức Kitô và tin vào Người.
Vì lý do này, Thánh Thể không chỉ là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Giáo hội;
nó cũng là nguồn gốc và tột đỉnh sứ vụ của Giáo Hội: ‘Một Giáo Hội Thánh Thể
đích thực là một Giáo Hội truyền giáo’” (Sacramentum
Caritatis, 84).
Để sinh hoa trái, chúng ta
phải luôn kết hiệp với Chúa Giêsu (x. Ga 15,4-9). Sự hiệp nhất này đạt được qua
lời cầu nguyện hằng ngày, đặc biệt trong giờ chầu Thánh Thể, khi chúng ta giữ
thinh lặng trước sự hiện diện của Chúa, Đấng ở lại với chúng ta trong Bí Tích
Thánh Thể. Bằng cách yêu thương vun trồng mối hiệp thông này với Chúa
Kitô, người môn đệ truyền giáo có thể trở thành một nhà thần bí trong hành động.
Ước gì tâm hồn chúng ta luôn khao khát được bầu bạn với Chúa Giêsu, vang vọng lời
khẩn cầu tha thiết của hai môn đệ Emmaus, nhất là vào những lúc chiều tối: “Lạy
Chúa, xin ở lại với chúng con!” (x. Lc 24:29).
Hình ảnh “đôi chân bước đi” một lần nữa nhắc nhở chúng ta về
giá trị trường tồn của sứ mệnh truyền giáo (missio ad gentes), sứ mệnh
được Chúa Phục sinh trao phó cho Giáo hội để rao giảng Tin Mừng cho mọi người
và mọi dân tộc, cho đến tận cùng trái đất. Ngày nay hơn bao giờ hết, gia đình
nhân loại của chúng ta, bị tổn thương bởi biết bao hoàn cảnh bất công, biết bao
chia rẽ và chiến tranh, đang cần đến Tin Mừng bình an và ơn cứu độ trong Chúa
Kitô. Nhân cơ hội này, tôi xin nhắc lại rằng “mọi người đều có quyền
đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có bổn phận loan báo Tin Mừng mà không loại trừ
bất cứ ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng như một người
chia sẻ niềm vui, báo hiệu một chân trời tươi đẹp, cống hiến một bữa tiệc đáng
mong đợi” (Evangelii
Gaudium,
Cũng
như hai môn đệ Emmaus đã thuật lại cho những người khác những gì đã xảy ra dọc
đường (x. Lc 24:35), cũng vậy, lời loan báo của chúng ta sẽ là một lời hân hoan
kể về Chúa Kitô, cuộc đời, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người, và
những điều kỳ diệu mà tình yêu thương của Người đã hoàn thành trong cuộc sống của chúng ta.
Hãy Loan Báo Tin Mừng với
cách thức mới nhiệt tâm mới ngôn ngữ mới phườn pháp mới.Và luôn gắb bó với Bí Tích Thánh Thể nguồn mạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét