Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

CHÓ CŨNG CẦN TỰ DO ĐỂ SỐNG

 

CHÓ CŨNG CN T DO ĐỂ SNG

1

Thi y m ca, sinh hot xã hi nhn nhp, xe c đi li ngày càng nhiu.Nhà th bên quc l .Người ăn xi người l cũng vào thường xuyên.Rn và chó di vn còn nhiu. Nên cha x mt mình phi sn sàng đối phó vi rn vi cho di vi k cưosp k trm, nên cây ngn để khp nơi để đạp rn và chó di thình lình vào nhà. Dao dài cũng để dưới gm giường.Và dĩ nhiên nuôi chó my con b bt trm thnh thong. Ô nhim nhiu nên cp cu chó...Chó b ăn ra máu... Tôi sang Phú Long ti anh L là cao th thú y.

2

- Cha đi cp cu chó ?

- Đúng ri.

-Cha ai ri ?

-Thng Tư ri thng Hai vn chưa bt !

- Thng TƯ nh tay nên có lúc chưa đủ liu.Tăng liu là khe.Thng Hai chơi đô gáp my ln .Hết cha ri.Cha ly thuc chích này v cho nó ung ti đa may ra sng.

À này.Cha nht hay th rông.Ct, nht là nó chết. Nó nm nh t đôi lúc thn kinh khe li nó đi cu hay đi ra ngoài, thn kinh hot động li.Nht nó ct nó nó không vân động đi li khi thn kinh bt cht khe là nó đi luôn.

Cha nh cho nó t do.Khi thn kinh du li nó đi li vn động là nó sng.Khi tnh li không đi li được thn kinh không khi động được nó chết luôn.

3

Chó cũng cn t do để sng !

 

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

CON ĐƯỜNG EMMAUS

 

CON ĐƯỜNG EMMAUS

Mẹ tôi ru em
À ơi
Chanh chua quýt ngọt đã từng...
À ơi ...À ơi..
Đang còn khế rụng trên rừng chưa ăn...
À ơi....Ơi à..
(Ca dao Việt Nam)
Khổ đau và hạnh phúc ai cũng đi qua

Thử thách và qian truân vãn còn ở phía trước....

1a/Con đường Emmaus là gì ? Con đường Emmaus là một con đường giai đoạn của con đường Giê Su. Một giai đoạn đau đớn chán nản nghi ngờ do dự buồn phiền vì mất mát  lạc hướng để rồi gặp Chúa cách sâu thẳm hơn

1b/ 2 môn đệ Emmaus, họ là ai ?

Họ theo con đường Giê su

Họ tiêu biểu cho các môn đệ theo Chúa.Họ không có vai vế của nhóm 12, không tiếp xũc trực tiếp với các biến cố nhưng họ cũng tham dự khá đầy đủ sứ vụ của CG tham dự khá đầy đủ cuộc thương khó của CG. Họ đã đày niềm vui tràn hy vọng khi Chúa rao giảng được tán tụng khi chúa chữa lành đầy hừng khởi mừng cho mình cho dân tộc, Nhưng cuộc bố ráp bắt bớ CG rồi nhục mạ đánh đòn xứ tử đóng đinh ngài làm họ khiếp sợ Họ vỡ mộng trở về  …do dự chán nản nghi nan dù có một vài tia sáng như hoàn toàn bị che khuất bởi biến cố Thương Khó.

+Lúc này CG hiện ra với họ "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy

Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".

+ CG giải tỏa nỗi bức xúc cho họ bằng Kinh Thánh và Thánh Thể

Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người

Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất.

+Họ trở về sứ vụ

Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.    

+ Họ cùng làm chứng với Phê rô.Không độc quyền làm chứng.  

Con đường của Giáo Hội.2000 năm qua HT đi con đường nào ?

a/Con đường của Chúa Giê su.Thánh Phê rô suy ngẵm về con đường Giê su

Đức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết… Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh.

b/GH đi con đường Giê su là con đường đau khổ và Phục sinh Giaso Hội sống kinh nghiệm của hai môn đệ Emmaus

+Sống nhờ Thánh Thể, nhờ Hội Thánh, nhờ Lời Chúa.Hội Thánh làm ra thánh thể , Hội Thánh gỉai thích Kinh Thánh.

Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?"

Con đường của chúng ta hôm nay

a/Khắp nơi đi con đường Emmaus

Giáo dân Trung Quốc, giáo dân Myamar, giáo dân Kontum, giáo dân Ucraina…Giáo dân bị lạm dụng.

b/ Không chỉ có một con đường Emmaus .

Biết bao con đường Giê su đầy niềm vui hy vọng hòa bình cho người môn đệ và nhân loại.Ngạn ngữ Trung Hoa : Một vạn cây xanh mọc lên trong rừng không một tiếng động.Một cây khô ngã xuống thì gây một tiếng động lớn

c/ Con đường hiệp hành cùng đi Có Chúa đi cùng.

Qua đợt bầu cử HDMV biết bao người được góp phần cách tích cực hơn.Hè này hơn 4. 000 ngàn em thiếu nhi được RLLĐ. Bao người sống âm thầm và anh dũng bt Hôn phối họ lãnh nhận.Nhưng ai cũng có những giai đoạn phải đi con đường Emmaus để có kinh nghiệm đức tin để cùng làm chứng.

Hãy nhớ có Chúa đồng hành .Có HT có BT Thánh Thể , Có Lời Chúa.Hãy sống Thánh THể, Đừng đòi độc quyền làm chứng.HT trân trọng lời chứng của các nhóm đặc sủng … Sống Lời Chúa và Bác ái huynh đệ truyền giáo giữa những chia rẽ , thử thách phản chứng hôm nay. Amen

 

 

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

ACE rất thân  mến

1/Thánh Tông đồ Tô ma là ai ?

Ngoài danh sách liệt kê Thánh Tôma là nhóm 12 tông đồ, PÂ Goan nói tới ba lần.Lần 1 Ga 11, 16 :”Cả chúng ta nữa, nào chúng ta cùng đi và cùng chết với Thầy: Lần 2 Ga 14,5 Thưa thầy chúng con không biết thầy đi đâu làm sao biết được con đường ?

Và lần cuối hôm nay Nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, vào cạnh sườn thì tôi không tin.(Ga 20, 25)

Tôi cho rằng Tô ma có đầu óc tỉnh táo,thực tế, lý trí đặc biệt của con người thời nay lấy khoa học kỹ thuật làm đầu…

1/Ga 11,16  Ông nhận ra tình hình rất nghiêm trọng.Ông rất thực tế . CG sẽ bị giết thôi.Thân phận môn đệ chẳng có gì khá đâu : chết cả lũ. Nhừng vẫn can đảm cùng chết với Thầy

2/ Ga 14, 5 CG đang nói chuyện trên trời nhà cha ta có nhiều chỗ ở. Ông lôi CG xuống đất Thưa thầy chúng con không biết thầy đi đâu làm sao biết được con đường đi ? Nhờ vậy chúng ta được CG mạc khải Thầy là Đường là sự Thật là Sự Sống…

3/Cuộc thương khó đến có lẽ ông là người trốn kỹ nhất,cao bay xa chạy...Những lần Chúa hiện ra đều không có ông.Khi tình hình xem an toàn, ông mới mò về và tuyên bố một câu xanh dờn Nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, vào cạnh sườn Thầy thì tôi không tin.

Tôi cho rằng Tô ma tiêu biểu cho con người lý trí con người thời nay điều gì cũng đòi hỏi kiểm chứng, xem xét, thực nghiệm, khoa học.Nhưng

4/Chúa Giê su chấp nhận đối thoại với Tô ma

Ga 20, ". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin".

Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".

Phúc cho ai không thấy mà tin .

Câu này cần được hiểu là không phải tin vu vơ. Einstein nói;”Khoa học không đức tin là khoa học phi nhân, Đức tin không khoa học là đức tin mù quáng”. Câu nói của CG là tin vào Hội Thánh.Nếu Tô ma tin vào lời chứng của các tông đồ thì không có chuyện.chúng ta có thể tậm hiểu thế này Phúc cho kẻ không thấy nhãn tiền Đức Ki tô phục sinh mà vẫn tin vào lời chứng của các tông đồ, của HT.

ACE thân mến

5/Con người thời nay cần đối thoại, cần tôn trọng. Cha Cantalamessa trong bài giảng TT cho giáo triều hôm nay nói rằng nếu GH tỉnh táo hơn tôn trọng đối thoại học hỏi các trào lưu tư tưởng và khoa học văn hóa đầu thế kỷ 20 thì đã bót  biết bao đau thương cho GH và những người liên quan.Vat II đã mở toag cánh cửa đối thoại với thế giới…

Tông huấn Niềm vui Tin mừng của ĐTC Phan xi cô viết về đối thoại như thế này :

238. Loan báo Tin Mừng cũng bao gồm con đường đối thoại. Đối với Hội Thánh hôm nay, nổi bật lên ba lãnh vực đối thoại mà Hội Thánh phải có mặt trong đó để cổ vũ sự phát triển đầy đủ con người và để mưu cầu công ích: đối thoại với nhà nước, đối thoại với xã hội—bao gồm đối thoại với các nền văn hoá và khoa học—và đối thoại với các tín đồ khác không thuộc Hội Thánh Công Giáo. ..

257. Là tín hữu, chúng ta cũng cảm thấy gần gũi những người không nhận mình thuộc về một truyền thống tôn giáo nào, nhưng chân thành tìm kiếm chân, thiện, mỹ, những điều mà chúng ta tin là được biểu hiện cao nhất nơi Thiên Chúa và bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chúng ta coi họ là những đồng minh quí trong sự dấn thân bảo vệ nhân phẩm, xây dựng một sự chung sống hoà bình giữa các dân tộc và trong việc bảo vệ tạo thành.

+THĐGMTG về hiệp hành

“Hội thánh hiệp hành là Hội thánh lắng nghe” là lời khẳng định của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài diễn từ nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐGM). Hành trình THĐGM lần thứ XVI đòi hỏi tất cả mọi thành phần dân Chúa phải học cách lắng nghe nhau và lắng nghe Chúa Thánh Thần.

Học và thực hành lắng nhe trong gia đình, trong GH, bề trên với bề dưới, với nhưng nguời ngoại biên.Xây dựng một GH hệp hành lắng nghe sứ vụ..

ACE rất thân mến

Lễ hôm nay được ĐTC GPII đặt ra để kính lòng Chúa thương xót.CG thương xót To ma .Mời gọi hơn nữa lòng thương xót của HT đối những thiếu sót yếu đức tin của tín hữu, cuả người lạc giáo, người ngoài Công Giáo..

HT mời gọi chúng ta ,đặc biệt các LM là chứng nhân của lòng chúa thương xót.Xin Chúa Phúc Sinh ban ơn cho chúng ta là chứng cho Chúa Phục sinh, đặc biệt làm tông đồ cho Lòng Chúa Thương xót trong một thế giới đang tàn bạo xâu xé bên cạnh nhiều tâm hồn đang xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn.

Kính chúc mọi người đặc biệt ACE trong LCTX Chính tâm đầy niềm vui và đức tin làm chứng mọi nơi cho lòng chúa Thương Xót . Amen

 https://www.youtube.com/watch?v=FJKuwlpA-cU 


Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

BÀI GIẢNG ĐÊM PHỤC SINH CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN XI CÔ

 Đêm sắp tàn và tia sáng đầu tiên của bình minh đang ló dạng ở phía chân trời khi những người phụ nữ lên đường hướng về ngôi mộ của Chúa Giêsu. Họ tiến về phía trước, hoang mang và mất tinh thần, trái tim họ tràn ngập đau buồn trước cái chết đã cướp đi vị Thầy Yêu dấu của họ. Tuy nhiên, khi đến nơi và nhìn thấy ngôi mộ trống, họ nhìn quanh và quay lại. Họ bỏ lại ngôi mộ và chạy đến với các môn đệ để công bố một sự thay đổi: Chúa Giêsu đã sống lại và đang chờ đợi họ ở Galilê. Trong cuộc đời của mình, những người phụ nữ ấy đã cảm nghiệm Lễ Phục Sinh như một Lễ Vượt Qua, một cuộc vượt qua. Họ chuyển từ buồn bã khi đi về phía ngôi mộ đến vui mừng chạy trở lại với các môn đệ để nói với các ngài rằng Chúa đã sống lại, và còn bảo họ phải lên đường ngay lập tức để đến một địa điểm, là Galilê. Ở đó họ sẽ gặp Chúa Phục Sinh; đó là nơi mà sự sống lại dẫn dắt họ. Sự tái sinh của các môn đệ, sự phục sinh của tâm hồn họ, phải đi qua miền Galilê. Chúng ta hãy bước vào cuộc hành trình này của các môn đệ từ ngôi mộ đến Galilê.


Tin Mừng cho chúng ta biết rằng các bà đi “thăm mộ” (Mt 28:1). Họ nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy Chúa Giêsu ở nơi chết chóc và mọi thứ sẽ kết thúc mãi mãi. Đôi khi chúng ta cũng có thể nghĩ rằng niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu của chúng ta là một điều gì đó thuộc về quá khứ, trong khi hiện tại chủ yếu bao gồm toàn những ngôi mộ bị niêm phong: những ngôi mộ của sự thất vọng, cay đắng và ngờ vực, của sự mất tinh thần khi nghĩ rằng “không thể làm gì hơn được nữa”,” “mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi,” “tốt hơn hết là sống cho ngày hôm nay,” vì “không có gì chắc chắn về ngày mai.” Nếu chúng ta là nạn nhân của sự buồn phiền, bị đè nặng bởi nỗi buồn, bị khuất phục bởi tội lỗi, cay đắng vì thất bại, hoặc gặp rắc rối vì một vấn đề nào đó, thì chúng ta cũng trải nghiệm vị đắng của sự mệt mỏi và thiếu vắng niềm vui.

Đôi khi, chúng ta có thể chỉ đơn giản là cảm thấy mệt mỏi với thói quen hàng ngày của mình, mệt mỏi với việc chấp nhận rủi ro trong một thế giới lạnh lùng, khắc nghiệt, nơi dường như chỉ những người thông minh và mạnh mẽ mới vượt lên được. Những lúc khác, chúng ta có thể cảm thấy bất lực và nản lòng trước sức mạnh của sự dữ, những xung đột làm rạn nứt các mối quan hệ, những thái độ tính toán và thờ ơ dường như đang thịnh hành trong xã hội, căn bệnh ung thư của nạn tham nhũng, sự lan tràn của bất công, những cơn gió lạnh lùng của chiến tranh. Sau đó, chúng ta cũng có thể đối mặt với cái chết, vì nó cướp đi sự hiện diện của những người thân yêu của chúng ta hoặc vì chúng ta chống chọi với nó trong bệnh tật hoặc thất bại nặng nề. Lúc đó, rất dễ dẫn đến vỡ mộng, một khi nguồn hy vọng đã cạn kiệt. Trong những tình huống này hoặc những tình huống tương tự, con đường của chúng ta dừng lại trước một dãy mộ, và chúng ta đứng đó, đầy đau khổ và tiếc nuối, cô đơn và bất lực, lặp đi lặp lại câu hỏi, “Tại sao?”

Tuy nhiên, những người phụ nữ trong lễ Phục Sinh không đứng sững trước ngôi mộ; đúng hơn, Tin Mừng cho chúng ta biết, “Họ vội vàng ra khỏi mộ, vừa sợ vừa mừng, và chạy về báo tin cho các môn đệ Người” (c. 8). Các bà mang đến tin tức sẽ thay đổi cuộc sống và lịch sử mãi mãi: Chúa Kitô đã sống lại! (câu 6). Đồng thời, các bà cũng nhớ chuyển lời Chúa triệu tập các môn đệ hãy đến Galilê, vì ở đó các ông sẽ gặp Người (x. c. 7). Thưa anh chị em, đi đến Galilê có nghĩa là gì? Thưa: Hai điều, thứ nhất, đó là rời bỏ sự đóng kín trong Nhà Tiệc Ly và đi đến vùng đất của dân ngoại (x. Mt 4:15), ra khỏi nơi ẩn náu và mở lòng ra cho sứ vụ, bỏ lại sau lưng nỗi sợ hãi, và chuẩn bị cho tương lai. Thứ hai - và điều này rất tốt – đó là trở về nguồn cội, vì chính ở Galilê mà mọi thứ đã bắt đầu. Tại đó, Chúa đã gặp và gọi các môn đệ lần đầu tiên. Vì vậy, đi đến Galilê có nghĩa là trở về với ân sủng của thuở ban đầu, để lấy lại ký ức làm tái sinh niềm hy vọng, “ký ức của tương lai” mà Đấng Phục Sinh đã ban cho chúng ta.

Vì vậy, đây là điều mà Lễ Vượt Qua của Chúa hoàn thành: cuộc vượt qua của Người thúc đẩy chúng ta tiến tới, bỏ lại sau lưng cảm giác thất bại, lăn đi tảng đá mồ mả mà chúng ta thường giam hãm niềm hy vọng của mình, và tin tưởng hướng về tương lai, vì Chúa Kitô đã sống lại và đã thay đổi chiều hướng của lịch sử. Tuy nhiên, để làm được điều này, Lễ Vượt Qua của Chúa đưa chúng ta trở lại với ân sủng của quá khứ của chính chúng ta; nó đưa chúng ta trở lại Galilê, nơi bắt đầu câu chuyện tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu, nơi xảy ra cuộc gọi đầu tiên. Nói cách khác, nó yêu cầu chúng ta sống lại khoảnh khắc đó, hoàn cảnh đó, kinh nghiệm mà trong đó chúng ta đã gặp Chúa, cảm nghiệm được tình yêu của Người, và nhận được một cách nhìn mới rạng rỡ về chính mình, về thế giới xung quanh chúng ta, và chính mầu nhiệm của cuộc sống. Để sống lại, để bắt đầu lại, để tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta luôn cần trở về Galilê, nghĩa là quay trở lại, không phải về một Chúa Giêsu trừu tượng hay một lý tưởng xa xôi, mà là về ký ức sống động, cụ thể và sờ thấy được của lần đầu tiên chúng ta gặp gỡ Ngài. Vâng, thưa anh chị em, để tiến tới chúng ta cần phải quay lại, để ghi nhớ; để có hy vọng, chúng ta cần làm sống lại ký ức của mình. Đây là những gì chúng ta được yêu cầu làm: đó là ghi nhớ và tiến lên! Nếu anh chị em tìm lại được tình yêu ban đầu, sự ngạc nhiên và niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa, anh chị em sẽ tiếp tục tiến lên. Vì vậy, hãy ghi nhớ, và tiếp tục tiến về phía trước. Hãy ghi nhớ, và tiếp tục tiến về phía trước.

Hãy nhớ đến Galilê của chính anh chị em và tiến về phía đó, vì đó là “nơi” mà anh chị em đã biết Chúa Giêsu một cách cá vị, nơi Ngài không còn là một nhân vật khác đến từ một quá khứ xa xôi, mà là một con người đang sống: không phải là một Thiên Chúa xa xôi nào đó mà là Thiên Chúa là Đấng hiện hữu, ở bên cạnh anh chị em, Đấng hơn ai hết biết rõ anh chị em và yêu mến anh chị em. Thưa anh chị em, hãy nhớ đến Galilê, Galilê của anh chị em và lời mời gọi dành cho anh chị em. Hãy nhớ đến Lời của Thiên Chúa, Đấng đã phán trực tiếp với anh chị em vào một thời điểm chính xác. Hãy nhớ kinh nghiệm mạnh mẽ đó về Thánh Linh; niềm vui lớn lao của sự tha thứ đã trải qua sau một lời xưng thú tội lỗi; khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khó quên đó; ánh sáng đó đã thắp lên trong anh chị em và thay đổi cuộc đời anh chị em; cuộc gặp gỡ đó, cuộc hành hương đó. Mỗi người chúng ta đều biết nơi phục sinh nội tâm của mình, nơi là khởi đầu và là nền tảng đó, nơi mà mọi thứ đã thay đổi. Chúng ta không thể chôn vùi điều này trong nấm mồ quá khứ; Chúa Phục Sinh mời gọi chúng ta trở lại đó để cử hành Lễ Phục Sinh. Hãy nhớ Galilê của anh chị em. Hãy nhắc nhở bản thân mình.

Hôm nay, chúng ta hãy sống lại ký ức đó. Hãy quay trở lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó. Hãy nghĩ lại xem nó như thế nào và dựng lại bối cảnh, thời gian và địa điểm. Hãy ghi nhớ những cảm xúc và cảm giác; hãy ngắm nhìn màu sắc và thưởng thức hương vị của nó. Bởi vì, anh chị em biết đấy, chính khi anh chị em quên đi mối tình đầu, khi anh chị em không thể nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, thì bụi bặm bắt đầu phủ lên trái tim anh chị em. Đó là khi anh chị em trải qua nỗi buồn; và giống như các môn đệ, anh chị em nhìn thấy tương lai trống rỗng, giống như một ngôi mộ với một tảng đá phong tỏa mọi hy vọng. Tuy nhiên, thưa anh chị em, hôm nay sức mạnh của Lễ Phục Sinh kêu gọi anh chị em lăn đi mọi tảng đá của sự thất vọng và ngờ vực. Chúa là chuyên gia trong việc đẩy lùi những tảng đá tội lỗi và sợ hãi. Người muốn soi sáng ký ức thiêng liêng của anh chị em, ký ức đẹp nhất của anh chị em và khiến anh chị em hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Ngài. Hãy ghi nhớ và tiếp tục tiến về phía trước. Hãy trở về với Người và khám phá lại ân sủng phục sinh của Thiên Chúa nơi anh chị em.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy theo Chúa Giêsu đến Galilê, gặp gỡ Người và thờ phượng Người ở đó, nơi Người đang chờ đợi mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy làm sống lại vẻ đẹp của khoảnh khắc đó khi chúng ta nhận ra rằng Ngài đang sống và chúng ta tôn vinh Ngài làm Chúa của cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy trở lại Galilê. Mỗi người chúng ta hãy trở về Galilê của chính mình, về nơi mà chúng ta đã gặp Người lần đầu tiên. Chúng ta hãy vươn lên trong cuộc sống mới!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

Thánh Lễ Chiều Tưởng Niệm Bữa Tiệc Ly Của Chúa

 

Thánh Lễ Chiều Tưởng Niệm Bữa Tiệc Ly Của Chúa 2023

ACE rất thân mến,

Cách đây 2 ngày là giỗ lần thứ 55  của Mục Sư da đen Martin Luther King 4/4/1968-2023 , vị mục sư người Mỹ đã đấu tranh thành công xóa nạn phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ. Ông đã yêu thương đến tận cùng chủng tộc da màu của ông và tất cả  mọi chủng tộc, mọi con người...Ông cho rằng ”Chỉ khi con người biết noi gương CG tha thứ đến tận cùng thì người da đen mới bình đẳng với người da trắng...Tự do bình đẳng có từ Thiên Chúa, nhưng phải hành động đấu tranh bất bạo động không hận thù nó mới đến với con người.” Con đường đấu tranh của ông đã đem lại sự bình đẳng pháp luật cho người da đen. Nhưng sau đó ông đã  bị ám sát  chết…Ông đã sẵn sàng ra đi như hạt lúa rơi vào lòng đất mới sinh hoa quả đối dào…(Ga 12)

Hôm nay chúng ta  chiêm ngắm yêu thương tận cùng của Chúa Giê su, mẫu gương yêu thương của mọi mẫu gương…

1/Thánh Gioan nói là yêu đến cùng (Ga 13,1)

a/ Này là Mình Thày anh em hãy cầm lấy mà ăn…trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giê su trao ban tất cả, cả hồn, cả xác, cả cuộc đời cho chúng ta để nuôi sống.Trong gia đình, bí tích Hôn Phối mời gọi  vợ chồng trao cho nhau cả xác thân, cả cuộc đời. Bí Tích truyền chức và đời sống thánh hiến cũng mời gọi  người sống đời thánh hiến cho đi không đòi lại đời mình...

b/ Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.Tưởng niệm là linh đạo căn bản Ki tô giáo…Tưởng niệm để chiêm ngắm yêu thương để luôn hiện diện.Cử hành và tham dự Thánh lễ để Chúa Giê su hiện diện,để nối dài yêu thương bằng phục vụ đến cùng…Hãy trung thành với thánh lễ bí tích.hãy trung thành với thánh lễ cuộc đời

c/ Phục vụ : Thày là thầy là Chúa của anh em mà rửa chân cho anh em…Để anh em biết rửa chân cho nhau

d/ Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.   (1Cr11,26)  Truyền giáo là hoa quả từ thánh thể.

2/ĐGH Phan xi cô  nói : 

Tình yêu có sức mạnh lay động vũ trụ và đôi khi làm ta đau đớn vì nó yêu cầu chúng ta bỏ qua mọi thứ, quay về điều thiện thay vì điều ác, và đáp lại những hành động gây hấn bằng tinh thần huynh đệ.  ĐTC lặp lại tư tưởng của Martin Luther King không hận thù, của Chúa Giê su  Hãy bỏ gươm vào bao, ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”.(Mt 26,52)

Thế giới đang điên đảo vì chiến tranh Nga và Ucraina.Ucraina phải chiến đấu cho công lý hòa bình và con tim phải tha thứ.

3/Chúa Giê su làm Bí Tích Thánh Thể để ở lại, và còn ở lại nhờ Thánh Thần.

Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em (Ga 14:16-17).

Hội Thánh cử hành Bí Tích Thánh Thể hay Hội Thánh làm ra Thánh Thể để Chúa Giê su ở lại với Hội Thánh với con người.Không thể yêu mến Chúa Giê su mà không yêu mến và xây dựng Hội Thánh.Không thể là môn đệ Chúa Giê su nếu không thuộc về Hội Thánh không thể sống lông bông thuộc về một giáo xứ, một cộng đoàn nào.

Một số lạc giáo phủ nhận Chúa Giê su là Chúa, còn cho rằng Chúa Giê su không lập Hội Thánh, không có Bí Tích Thánh Thể. Thay vì tôn thờ Chúa Giê su  họ tôn thờ chính cái tôi của họ, họ ảo tường và kiêu ngạo cho rằng mình trực tiếp nghe Chúa Cha mạc khải cho họ…

Chúng ta cũng đang xây dựng cộng đoàn Hội Thánh về mọi mặt. Thánh Thể là nhiệm thể Đức Ki tô. Hãy dũng cảm để yêu thương hãy dũng cảm khôn ngoan bảo về gia tài đức tin đã ban cho chúng ta. Hãy dũng cảm hiệp hành phục vụ đến cùng .Nói theo cách của Martin Luther King : Dũng cảm để yêu thương: Ông đã lãnh đạo đấu tranh cho sự bình đẳng của người da màu.Ông biết  cuộc đấu tranh dẫn tới cái chết nhưng ông sẵn sàng tha thứ cho tất cả  Dũng mạnh để yêu thương và tin tưởng vào cồng lý . Noi gương và tin tưởng  Chúa Giê su ông đã yêu thương đến cùng .Amen

Bạn có thể nghe bài giảng trên Yutube

https://www.youtube.com/watch?v=JA67WiuipWo&t=109s