Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY

 

ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY

 

    1/Chứng nhân hy vọng :

ĐHY Nguyễn văn Thuận là chúng nhân của sự hy vọng.

Làm GM lúc 39 tuổi,8năm sau trở thành người tù biệt giam của chế độ.Cả tháng trong xà lim điện sáng không còn đêm.Hay cả tháng tối mịt không còn biết bao giờ là ngày.Thế mà không điên loạn không thù hận.Vãn tin tưởng nơi Chúa.chọn Chúa chứ không chọn việc của Chúa.Trở thành bạn của công an của kẻ hành hạ mình.cuối cùng cũng ra khỏi ngục, trở thành HY, trở thành thánh.

ĐTC Gioan Phaolo II đã cám ơn HY Thuận sau những bài giarng của ngài tại giáo triều Roma

Ðức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận quý mến,


Hiền Ðệ quý mến trong hàng Giám Mục, vào cuối cuộc tĩnh tâm mà tôi vui mừng tham dự cùng với các cộng tác viên thân cận của tôi trong Giáo Triều Rôma, trong tuần đầu tiên của mùa chay này, tôi gửi đến Hiền Ðệ những lời cám ơn chân thành nhất của tôi vì chứng từ đức tin nhiệt thành trong Chúa mà Hiền Ðệ đã mạnh mẽ diễn tả qua các bài suy niệm về đề tài rất thời sự đối với đời sống Giáo Hội, "Chứng Nhân Hy Vọng".


Tôi đã ước mong rằng trong năm Ðại Toàn Xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người "đã chịu đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, hoặc can đảm chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại" (Tông Sắc "Mầu Nhiệm Nhập Thể", số 13). Hiền Ðệ đã chia sẻ chứng tá đó một cách nồng nhiệt và đầy xúc động, chứng tỏ rằng, trong toàn thể cuộc sống con người, tình thương xót của Thiên Chúa, Ðấng vượt lên trên mọi lý luận của loài người, thật là vô biên, nhất là trong những lúc thê thảm nhất. Quả thực, Hiền Ðệ đã liên kết chúng tôi với tất cả những người, tại những phần đất khác nhau trên thế giới, đang tiếp tục phải trả giá thật đắt cho chính niềm tin của mình nơi Chúa Kitô.

 

Đức tin của chúng ta mời chúng ta là chứng nhân của hy vọng Hy vọng khi không còn gì là hy vọng

2/Chứng nhân lòng thương xót.

Thánh Gíao Hoàng Gioan Phaolo II  được coi chứng nhân của lòng thương xót khi tôn vinh tuyên thánh cho nữ tu Faustina đã được Chúa Giêsu  mạc khải về lòng thương xót Chúa.

Nhà báo Alessandro Gisotti của Đài Radio Vatican đã phỏng vấn Đức Hồng y Angelo Comastri, Tổng Đại diện của ĐTC tại Thành Vatican, về mối tương quan giữa Đức Gioan-Phaolô II và lòng thương xót, vốn cũng là nguồn hứng khởi cho Đức Phanxicô

+ Theo Đức Hồng y, bằng cách nào chứng từ về lòng thương xót đã được diễn đạt tuyệt hảo nhất nơi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ?

- Tôi thích tổng hợp chứng từ của Đức Gioan-Phaolô II về Lòng xót thành hai ngọn đèn sáng: ngọn đèn của sự tha thứ đến mức độ anh hùng và ngọn đèn của việc loan báo chân lý. Bởi lẽ tha thứ và chân lý là hai ánh đèn đến từ Lòng thương xót. Ánh đèn của sự tha thứ: hãy nghĩ rằng ngay sau khi bị ám sát, khi ĐTC đang nằm trong vũng máu và sau đó, hầu như vừa tỉnh lại, lời nói đầu tiên của ngài là: “Cha tha thứ cho người anh em đã bắn cha”. Gọi Ali Agca - kẻ vừa bắn mình - là “anh em”, đòi hỏi một sự can đảm, một đức tin và một chứng từ tuyệt mỹ. Và khi đã bình phục, ngài chỉ cầu nguyện, cầu nguyện và tha thứ. Ở đây chúng ta nhận ra khuôn mặt đẹp đẽ của đạo Công giáo.

Ngoài ra còn ánh đèn khác là: ánh đèn của chân lý. Đức Gioan-Phaolô II đã làm cho ánh đèn này tỏa sáng bằng ba thông điệp tuyệt vời (Veritatis Splendor – Vẻ đẹp của Chân lý, Evangelium Vitae - Tin Mừng Sự sống, và Fides et Ratio - Đức tin và Lý trí) cùng rất nhiều diễn từ khác.  Ngài đã hô hào chân lý, vì chân lý phục vụ Lòng thương xót! Vì tội lỗi là sự dữ và gây thương tổn! Và chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu, Đấng từ nhân, đã phán: “Ta đến để cứu người tội lỗi…”. Ngài còn nói thêm: “…để họ sám hối trở về”. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã luôn tha thứ, vì Chúa luôn sẵn sàng thứ tha. Như ĐTC Phanxicô hay nhắc: “Thiên Chúa luôn sẵn sàng thứ tha !Nhưng chú ý, sự tha thứ của Chúa chỉ đến khi chúng ta mở rộng tâm hồn”.

Hãy dìm minh trong đại dương lòng thương xót Chúa…

3/Chứng nhân của niềm vui.

 Giáo hoàng Phan xi cô cỏ võ cho niềm vui tin mừng. Niềm vui tin mừng ngập tràn con tim và cuộc sống người môn đê jChúa.

Niềm vui của người Kitô hữu là hoa trái của Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần làm tràn ngập niềm vui trong chúng ta. Không có Thánh Thần chúng ta không thể có niềm vui này; nhận lãnh niềm vui của Thánh Thần là một ân sủng

Trong Thánh lễ sáng thứ Năm tại Nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha cầu nguyện đặc biệt cho các dược sĩ, những người đang làm việc không ngừng để giúp đỡ người bệnh trong thời điểm đại dịch. Họ cũng là những người đang làm việc rất nhiều để giúp đỡ người bệnh. Vì thế hôm nay chúng ta cùng cầu nguyện cho các dược sĩ”.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói rằng trong cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ được thuật lại trong bài Tin Mừng hôm nay, có một đoạn mang lại cho Đức Thánh Cha nhiều an ủi: “Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng”. Đức Thánh Cha nhận xét: “Niềm vui làm cho người ta không tin nổi. Niềm vui ấy quá lớn khiến họ phải nói: ‘không, điều này không thể là thật được.’ Niềm vui là một trong những mong ước mà Thánh Phaolô muốn các tín hữu Roma được lãnh nhận: ‘Xin Thiên Chúa của niềm hy vọng làm cho anh chị em tràn ngập niềm vui”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Tràn đầy niềm vui là một thành ngữ thường được lặp lại trong Kinh Thánh. Ví dụ khi Thánh Phaolô cứu sống một viên cai ngục định tự tử vì tất cả các cánh cửa mở toang do động đất mạnh và sau đó Thánh Phaolô đã rửa tội cho viên cai ngục và ông được tràn đầy niềm vui (Cv 16). Và điều tương tự cũng đã xảy đến vào ngày Thăng thiên khi các môn đệ trở về Giêrusalem lòng tràn ngập vui mừng. Niềm vui này là hoa trái của Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần làm tràn ngập niềm vui trong chúng ta. Không có Thánh Thần chúng ta không thể có niềm vui này; nhận lãnh niềm vui của Thánh Thần là một ân sủng”.

Đức Thánh Cha tiếp tục trích dẫn một đoạn trong sách Nơkhemia để giúp mọi người suy tư về niềm vui. “Trong sách này có một đoạn nói đến sự kiện dân Chúa trở về Giêrusalem và tìm thấy sách luật. Đây là một niềm vui lớn, một lễ hội đối với dân Israel. Toàn dân tập hợp để nghe tư tế Étra đọc Sách luật. Họ lắng nghe, xúc động đến khóc vì vui mừng, bởi vì Sách luật đã được tìm thấy. Khi đọc xong, tư tế Étra nói với dân chúng: Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh, hãy giữ niềm vui, vì niềm vui trong Chúa là sức mạnh của anh chị em” (Nkm 8).

Đức Thánh Cha kết luận: “Những lời này của sách Nơkhemia sẽ là sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta biến đổi, rao giảng Tin Mừng và để tiến về phía trước như những chứng nhân của niềm vui của Chúa và hoa trái của Thánh Thần. Hôm nay chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta hoa trái này”.

 

Giữa một thế giới vô tín chúng ta là chứng nhân của đức tin.Tin tưởng nơi Chúa Phục Sinh đang hiện diện. Nơi Hội Thánh nơi chính mình và anh chị em của mình.

Giữa một thế giới thất vọng chia rẽ li dị chúng ta bình an tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến.Hy vọng khi không còn gì hy vọng.

Giữa một thế giới hận thù, tranh chấp chiến tranh chúng ta sống con tim hiếu hòa tha thứ thương xót

Giữa một thế giới buồn sầu tăm tối chúng ta sống niềm vui tin mừng mõi ngày nơi mình và cọng đoàn.Amen


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét