GIÁO XỨ LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
THEO GƯƠNG ĐỨC MẸ MARIA
1/Tin Mừng
“Ai nghe và thực hành Lời Chúa thì có phúc hơn”.
Thánh GH Gioan Phaolo II đã chú thích khi nói lời này CG
không hạ thấp mẹ mình nhưng lại tô vinh mẹ Maria vì chính Mẹ là người đã lăng
nghe Lời TC hơn tất cả(TH Mẹ Đấng Cứu Chuộc)
17.
Mẹ Maria là vị Trinh Nữ chuyên chú lắng nghe, vị lấy đức tin lãnh nhận lời
Chúa, một đức tin ở nơi Mẹ là cửa ngõ và là đường lối dẫn đến chức làm mẹ thần
linh, như Thánh Âu Quốc Tinh nhận định: “Đức Maria nhờ tin tưởng đã cưu mang
Người là Đấng Mẹ tin tưởng hạ sinh” (45). Thật vậy, khi Mẹ lãnh nhận từ vị
thiên thần câu trả lời cho tâm trạng bối rối của Mẹ, “tràn đầy đức tin, và thụ
thai Chúa Kitô trong tâm trí của mình trước khi thụ thai Người trong long Mẹ, Mẹ
đã thưa: ‘Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi những gì ngài nói
cùng tôi” (Lk 1:38)” (46). Đối với Mẹ, chính đức tin là nguyên nhân diễm phúc
và niềm tin tưởng ở việc làm trọn những gì Ngài hứa: “Phúc thay cho em là người
đã tin rằng những gì Chúa hứa với em sẽ được nên trọn” (Lk 1:45). Cũng thế,
chính đức tin là những gì nhờ đó Mẹ đã đóng một phần vai trò trong việc Nhập Thể
và là chứng nhân độc nhất về việc Nhập Thể này, khi nghĩ lại về các biến cố của
thời thơ ấu Chúa Kitô, đã suy nghĩ trong long mình các biến cố này (cf. Lk
2:19,51). Giáo Hội cũng tác hành như thế, nhất là trong phụng vụ, khi Giáo Hội
tin tưởng lắng nghe, chấp nhận, công bố và tôn kính lời Chúa, phân phát lời này
cho tín hữu như bánh sự sống (47) và trong ánh sáng của lời ấy xem xét những dấu
chỉ thời đại, dẫn giải và sống những biến cố của lịch sử.(Mariae Cultus,17)
1 Lắng nghe từ vào đời : Truyền tin :nhận ra sứ mạng
.thái độ dấn thân Lc 1,
Giêrêmia, Isaia nhận ra sứ vụ rất sớm trong lòng
mẹ nhưng ý thức khi đã trưởng thành.Đức Mẹ nói tiếng xin vâng khi đã trưởng
thành lấy chồng lấy vợ.
Thắc mắc-tìm hiểu-chấp nhận
Này tôi là nữ tỳ
2 Lắng nghe trong những cảnh huống khó khăn thử
thách Mẹ suy đi nghĩ lại trong lòng
Lc2,41-51
3 Lắng nghe giữa những khủng hoảng tột cùng Dưới
chân thập giá
Ga 19
285. Trên thánh giá, khi đang chịu đựng nơi thân thể mình cuộc hội
ngộ đầy kịch tính giữa tội của thế gian và lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức
Giêsu có thể cảm nhận được sự hiện diện đầy an ủi của Mẹ và các bạn của Ngài dưới
chân thánh giá. Vào giờ phút quyết định ấy, trước khi hoàn tất công trình mà
Cha đã giao phó cho Ngài, Đức Giêsu nói với Đức Maria: “Thưa Bà, đây là con của
Bà”. Rồi ngài nói với người bạn dấu yêu của Ngài: “Đây là mẹ của anh” (Ga
19:26-27). Những lời này của Đức Giêsu trong cơn hấp hối chủ yếu không phải là
để bày tỏ lòng tôn sùng và quan tâm đối với Mẹ của Ngài; đúng hơn, đó là một
công thức của mặc khải để tỏ lộ mầu nhiệm của một sứ mạng cứu rỗi đặc biệt. Đức
Giêsu trối lại cho chúng ta Mẹ của Ngài. Chỉ sau khi làm xong việc này, Đức
Giêsu biết rằng “bây giờ mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:28). Dưới chân thập giá,
vào giờ phút tột đỉnh này của cuộc tạo dựng mới, Đức Kitô đưa chúng ta đến với
Đức Maria. Ngài đưa chúng ta đến với Mẹ vì Ngài không muốn chúng ta đi trên đường
đời mà không có một người mẹ, và dân của chúng ta đọc được nơi hình ảnh từ mẫu
này tất cả các mầu nhiệm của Tin Mừng. Đức Kitô không muốn rời Hội Thánh mà
không để lại biểu tượng này của tình mẫu tử. Là người đã đem Đức Giêsu vào thế
gian với một đức tin tuyệt vời, Mẹ Maria cũng đồng hành với “những người còn lại
trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ
lời chứng của Ðức Giêsu” (Kh 12:17). Mối liên kết mật thiết giữa Đức Maria, Hội
Thánh và từng tín hữu, dựa trên sự kiện mỗi người sinh ra Đức Kitô theo cách
riêng của mình, đã được Chân Phước Isaac stella diễn tả thật tuyệt vời: “Trong
Sách Thánh được linh hứng, những gì được nói về người trinh nữ làm mẹ theo một
nghĩa phổ quát là Hội Thánh, đều được hiểu theo một nghĩa đặc thù là Trinh Nữ
Maria... Tương tự, mỗi Kitô hữu cũng được gọi là hiền thê của Lời Thiên Chúa,
là mẹ của Đức Kitô, là con gái và em gái của Ngài, vừa đồng trinh vừa đông con
cái... Đức Kitô đã ở chín tháng trong nhà tạm cung lòng của Đức Maria. Ngài ở
trong nhà tạm đức tin của Hội Thánh cho tới ngày tận thế. Ngài sẽ ở mãi mãi
trong sự hiểu biết và tình yêu của mỗi linh hồn tín hữu”.[212]
4/Cùng lắng nghe và thực hành với Hội thánh. Hiện
diẹn với Họi thánh.
-
Hiện diện giữa đời thường với gia đìnhTiệc cưới
Cana
-
Hiện diện với HT trong việc loan báo tin mừng
286. Đức Maria đã có thể biến cái chuồng bò lừa thành một mái ấm
cho hài nhi Giêsu, với những mảnh tã nghèo nàn và một tình yêu thương chan chứa.
Mẹ là nữ tỳ của Cha để ca hát tán tụng Cha. Mẹ là người bạn luôn luôn quan tâm
để cuộc đời chúng ta không thiếu rượu. Mẹ là người phụ nữ có trái tim bị lưỡi
gươm đâm thâu và đồng cảm với những nỗi đau của chúng ta. Là mẹ của mọi người,
Mẹ là dấu hiệu hi vọng cho các dân tộc đang quặn đau để sinh ra công lý. Mẹ là
người truyền giáo đến gần chúng ta và đồng hành với chúng ta suốt dòng đời,
dùng tình mẫu tử để mở lòng chúng ta ra đón nhận đức tin. Là người mẹ thực sự,
mẹ đi bên cạnh chúng ta, chia sẻ các phấn đấu của chúng ta và hằng bao bọc
chúng ta bằng tình thương của Thiên Chúa. Bằng nhiều tước hiệu khác nhau, thường
gắn liền với các đền đài của Mẹ, Mẹ Maria chia sẻ lịch sử của mỗi dân tộc đã
đón nhận Tin Mừng và trở thành một phần của căn tính lịch sử của dân tộc ấy.
Nhiều cha mẹ Kitô hữu xin cho con cái họ được rửa tội tại một đền Đức Mẹ, để biểu
lộ niềm tin của họ vào tình từ mẫu của Mẹ, tình từ mẫu sinh ra các con cái mới
cho Thiên Chúa. Tại nhiều đền thờ Đức Mẹ, chúng ta có thể thấy Mẹ Maria tập họp
đông đảo các con cái Mẹ, những người con hết sức cố gắng hành hương đến đó để
được nhìn thấy Đức Mẹ và được Đức Mẹ nhìn thấy mình. Tại đây họ tìm được sức mạnh
Thiên Chúa ban để chịu đựng những vất vả mệt nhọc và những đau khổ trong cuộc sống.
Như Mẹ an ủi Thánh Juan Diego, Mẹ cũng ban cho họ niềm an ủi và tình thương từ
mẫu, và thì thầm vào tai họ: “Con đừng lo lắng... Không phải Mẹ của con đang ở
đây sao?”[213]
5/Nghe Lời chúa trong thánh lễ nghe lời Chúa
riêng tư tại gia đìnhm tại nhóm như đọc kinh gia đình trong tháng Mân côi
6.Niềm vui .kiên trì Lắng nghe và thực hành lời
chúa trong cuộc lữ hành
287. Chúng ta xin Mẹ của Tin Mừng sống chuyển cầu để lời mời gọi
này cho một giai đoạn mới của việc loan báo Tin Mừng được toàn thể cộng đồng Hội
Thánh đón nhận. Đức Maria là người phụ nữ đầy đức tin, sống và tiến bước trong
đức tin,[214] và “cuộc lữ hành đức tin phi thường của Mẹ biểu thị một điểm qui
chiếu cho Hội Thánh”.[215] Đức Maria để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn
trong hành trình đức tin hướng tới sứ mạng phục vụ và sinh hoa kết quả. Ngày
nay chúng ta hướng về Mẹ và xin Mẹ giúp chúng ta loan báo sứ điệp cứu độ cho mọi
người và giúp những người mới trở thành môn đệ đến lượt họ cũng trở thành những
người loan báo Tin Mừng.[216] Trên con đường loan báo Tin Mừng này, chúng ta sẽ
gặp những lúc khô khan, tăm tối và cả mệt mỏi. Bản thân Đức Maria đã từng trải
nghiệm những thử thách này trong những năm tuổi thơ của Đức Giêsu tại Nadarét:
“Đây là khởi đầu của Tin Mừng, tin mừng hân hoan. Tuy nhiên, không khó để nhận
thấy nơi khởi đầu ấy một sự nặng nề đặc biệt của trái tim, gắn liền với một thứ
đêm tối đức tin—những từ được Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng—một thứ ‘màn che’
mà qua đó chúng ta phải đến gần Đấng Vô Hình và sống trong sự thân mật với mầu
nhiệm. Và đây chính là cách mà Đức Maria trong suốt nhiều năm đã sống trong sự
thân mật với mầu nhiệm Con của ngài, và tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin của
ngài”.[217]
6/Tham gia sứ vụ loan báo tin mừng. Đức Maria lên
đường mẫu gường cho Nhà loan báo tin mừng
288. Công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội Thánh có một phong cách
“Maria”. Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, chúng ta một lần nữa tin vào bản chất cách mạng
của tình thương và sự dịu dàng. Nơi Mẹ ta thấy rằng lòng khiêm nhường và dịu
dàng không phải là nhân đức của kẻ những kẻ yếu đuối, nhưng của những người mạnh
không cư xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình là quan trọng. Chiêm ngắm Đức
Maria, chúng ta nhận ra rằng ngài là người từng ca ngợi Thiên Chúa vì “đã hạ bệ
những kẻ quyền thế” và “đuổi người giàu có trở về tay trắng” (Lc 1:52-53) cũng
là người đem đến một hơi ấm gia đình cho cuộc theo đuổi công lý của chúng ta.
Ngài cũng là người cẩn thận “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong
lòng” (Lc 2:19). Đức Maria có khả năng nhận ra những dấu vết của Thần Khí Thiên
Chúa trong những sự kiện lớn cũng như nhỏ. Mẹ liên lỷ chiêm ngắm mầu nhiệm
Thiên Chúa trong thế giới chúng ta, trong lịch sử nhân loại và trong đời sống
thường ngày của chúng ta. Mẹ là người phụ nữ cầu nguyện và lao động ở Nadarét,
và cũng là Đức Bà Phù Giúp, rời làng mình một cách “vội vã” (Lc 1:39) để đi phục
vụ người khác. Sự giao thoa này giữa công bằng và nhân hậu, giữa chiêm niệm và
lo cho người khác, là cái làm cho cộng đồng Hội Thánh nhìn lên Đức Mẹ như là mẫu
gương cho việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ
để Hội Thánh có thể trở thành một mái ấm cho nhiều dân tộc, một người mẹ cho mọi
dân tộc, và mở đường để một thế giới mới có thể được sinh ra. Chính Đức Kitô phục
sinh đã nói với chúng ta với một quyền năn làm chúng ta tràn trề tin tưởng và
hi vọng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21:5). Với Đức Mẹ, chúng ta tin tưởng
tiến bước về sự hoàn thành lời hứa này, và chúng ta cầu nguyện với Mẹ: