LỄ THÁNH TỬ ĐẠO TÔMA TRẦN VĂN THIỆN (1820-1838) BỔN MẠNG GIÁO KHU 12 GIÁO XỨ CHÍNH TÂM TỬ ĐẠO 21/9/1838
Kể từ khi cha Inhaxio người Bồ Đào nha đến VN truyền giáo cho đến khi thánh Tôma Thiện sinh ra ngót 300 năm 1533-1820.Trải qua các triều vua Lê,Mạc, Trịnh Nguyễn,Tây Sơn,rồi Gia Long thống nhất sơn hà,Gíaó Hội VN đã lớn lên trong thử thách và bách hại.Ngay tại Phan thiết, năm 1820 đã thường xuyên có linh mục đi đi về về với Phan Rí, Ma Ó tức là Hòa Thuận,Tầm Hưng, Kim Ngọc và dưới thời Minh Mạng vùng Phan thiết không có ai bị giết và cũng không có ai chối đạo.Năm 1800 khi vua Gia Long đi cùng với Đức Cha Bá đa Lộc ngang qua Kim Ngọc thì con số Công giáo trên toàn quốc đã là 320.000(gp Đông Đàng ngoài 140 000,gp Tây Đàng ngoài 120000 và Đàng Trong 60000) .Dù bj bách hại năm 1855 số công giáo vẫn lên đến 426 000 và chia thành 8 địa phận.
Năm 1820 là năm Gia Long qua đời,không lập hoảng tử Cảnh lên làm vua nhưng lại chọn Minh Mạng có lẽ sợ ảnh hưởng của Tây Phương và công giáo.Sau khi được vua Tàu phong vương năm 1804, vua càng tỏ ra bài xích đạo Công giáo, tuy không ra một chiếu chỉ gì bách hại đạo và trong di chúc nói với Minh Mạng không nên bách hại đạo.
Minh Mạng vị vua thông minh chuẩn mực sùng bái Hán học và đạo Khổng, hiềm khích với các công thần của cha mình,đặc biệt với Tả quân Lê văn Duyệt,người nhiều lần can ngăn vua không được bắt các linh mục Tây phương.Năm 1825 ,Minh Mạng hạ lệnh tập trung các giáo sĩ về Huế để ngăn cản truyền giáo.Sau khi Lê văn Duyệt qua đời 1832 Minh Mạnh chính thức ra chiếu chỉ cấm đạo nghiêm nhặt 6/1/1833 buộc tất cả mọi người bỏ tà đạo, ép bước qua cây thập giá và phá hủy nhà thờ,khám tàu bè 1836 bắt được giáo sĩ Tây Phương thì chém, ai dung túng cùng một án.1839 thưởng tiền cho ai bẳt được giáo sĩ công giáo….
Kể từ khi cha Inhaxio người Bồ Đào nha đến VN truyền giáo cho đến khi thánh Tôma Thiện sinh ra ngót 300 năm 1533-1820.Trải qua các triều vua Lê,Mạc, Trịnh Nguyễn,Tây Sơn,rồi Gia Long thống nhất sơn hà,Gíaó Hội VN đã lớn lên trong thử thách và bách hại.Ngay tại Phan thiết, năm 1820 đã thường xuyên có linh mục đi đi về về với Phan Rí, Ma Ó tức là Hòa Thuận,Tầm Hưng, Kim Ngọc và dưới thời Minh Mạng vùng Phan thiết không có ai bị giết và cũng không có ai chối đạo.Năm 1800 khi vua Gia Long đi cùng với Đức Cha Bá đa Lộc ngang qua Kim Ngọc thì con số Công giáo trên toàn quốc đã là 320.000(gp Đông Đàng ngoài 140 000,gp Tây Đàng ngoài 120000 và Đàng Trong 60000) .Dù bj bách hại năm 1855 số công giáo vẫn lên đến 426 000 và chia thành 8 địa phận.
Năm 1820 là năm Gia Long qua đời,không lập hoảng tử Cảnh lên làm vua nhưng lại chọn Minh Mạng có lẽ sợ ảnh hưởng của Tây Phương và công giáo.Sau khi được vua Tàu phong vương năm 1804, vua càng tỏ ra bài xích đạo Công giáo, tuy không ra một chiếu chỉ gì bách hại đạo và trong di chúc nói với Minh Mạng không nên bách hại đạo.
Minh Mạng vị vua thông minh chuẩn mực sùng bái Hán học và đạo Khổng, hiềm khích với các công thần của cha mình,đặc biệt với Tả quân Lê văn Duyệt,người nhiều lần can ngăn vua không được bắt các linh mục Tây phương.Năm 1825 ,Minh Mạng hạ lệnh tập trung các giáo sĩ về Huế để ngăn cản truyền giáo.Sau khi Lê văn Duyệt qua đời 1832 Minh Mạnh chính thức ra chiếu chỉ cấm đạo nghiêm nhặt 6/1/1833 buộc tất cả mọi người bỏ tà đạo, ép bước qua cây thập giá và phá hủy nhà thờ,khám tàu bè 1836 bắt được giáo sĩ Tây Phương thì chém, ai dung túng cùng một án.1839 thưởng tiền cho ai bẳt được giáo sĩ công giáo….
Nhận định về vua Minh Mang, sử gia Trần trọng Kim đã ghi
Trong đời vua Thánh Tổ làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ. Nhưng chỉ vì ngài nghiêm khắc quá, cứ một mực theo cổ, chứ không tùy thời mà biến hóa phong tục; lại không biết khoan dung cho sự sùng tín, đem giết hại những người theo đạo, và lại tuyệt giao với ngoại quốc làm thành ra nước Nam ta ở lẻ loi một mình.
Thầy Tôma Thiện bị bách hại cuối đời vua Minh Mạng.
Thánh Tôma Trần Văn Thiện
1. Thánh Tôma Trần Văn Thiện sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình. Vào giúp lễ và được chọn làm chủng sinh.
2. Chú Thiện và người chị cả đến nhập chủng viện Di Loan thì gặp quan quân đang vây làng bắt các linh mục nhưng không tìm thấy. Quan hạ lệnh bắt một số giáo hữu, trong số đó có chú Thiện và điệu về công đường Quảng Trị ở đó họ bị tra khảo và bắt ép bỏ đạo.Tôma Thiện quyết liệt giữ vũng đức tin.Trong tù,ngài đuọc cùm với cha Jaccard Phan nên được động viên an ủi nhiều và cuối cùng hai cha con cùng đuọc tử đạp và hiển thánh
3. Ngày 17/09/1838, vua Minh Mạng châu phê bản án truyền xử giảo (thắt cổ) chủng sinh Thiện. Án lệnh được thi hành ngày 21/09/1838 tại pháp trường Nhan Biều, bên dòng sông Thạch Hãn, ngoài cổ thành Quảng Trị. Năm 1847, toàn bộ hài cốt được đưa về trang trọng cung kính tại Nhà nguyện của Hội Thừa Sai Paris. Tại nơi xử các ngài, Nhan Biều, vào năm 2012, Giáo phận đã xây một đền thờ để tôn kính thầy Tôma Thiện và Thánh Jaccard Phan.
4. Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện được suy tôn lên bậc chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988. Lễ kính ngày 21/09.
5. Gương sáng của thánh nhân:
- Ngài sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân cho Thiên Chúa tình yêu.
- Ngài từ chối mọi dụ dỗ của quan quyền (từ chối chức quyền trần thế), một lòng giữ vững đức tin (để mong được chức quyền trên trời).
LỜi BẤT HỦ của thánh Tôma Thiện
“Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng đến chức quyền thế gian
1. Thánh Tôma Trần Văn Thiện sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình. Vào giúp lễ và được chọn làm chủng sinh.
2. Chú Thiện và người chị cả đến nhập chủng viện Di Loan thì gặp quan quân đang vây làng bắt các linh mục nhưng không tìm thấy. Quan hạ lệnh bắt một số giáo hữu, trong số đó có chú Thiện và điệu về công đường Quảng Trị ở đó họ bị tra khảo và bắt ép bỏ đạo.Tôma Thiện quyết liệt giữ vũng đức tin.Trong tù,ngài đuọc cùm với cha Jaccard Phan nên được động viên an ủi nhiều và cuối cùng hai cha con cùng đuọc tử đạp và hiển thánh
3. Ngày 17/09/1838, vua Minh Mạng châu phê bản án truyền xử giảo (thắt cổ) chủng sinh Thiện. Án lệnh được thi hành ngày 21/09/1838 tại pháp trường Nhan Biều, bên dòng sông Thạch Hãn, ngoài cổ thành Quảng Trị. Năm 1847, toàn bộ hài cốt được đưa về trang trọng cung kính tại Nhà nguyện của Hội Thừa Sai Paris. Tại nơi xử các ngài, Nhan Biều, vào năm 2012, Giáo phận đã xây một đền thờ để tôn kính thầy Tôma Thiện và Thánh Jaccard Phan.
4. Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện được suy tôn lên bậc chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988. Lễ kính ngày 21/09.
5. Gương sáng của thánh nhân:
- Ngài sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân cho Thiên Chúa tình yêu.
- Ngài từ chối mọi dụ dỗ của quan quyền (từ chối chức quyền trần thế), một lòng giữ vững đức tin (để mong được chức quyền trên trời).
LỜi BẤT HỦ của thánh Tôma Thiện
“Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng đến chức quyền thế gian